Bài soạn "Cây tre Việt Nam" số 1 - 6 Bài soạn "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới lớp 6 hay nhất
I. Đôi nét về tác giả: Thép Mới - Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định - Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim II. Đôi nét về tác phẩm: Cây tre Việt Nam 1. Hoàn cảnh ra đời Bài “Cây ...
I. Đôi nét về tác giả: Thép Mới
- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định
- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim
II. Đôi nét về tác phẩm: Cây tre Việt Nam
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre
- Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
- Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai
3. Giá trị nội dung
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa
- Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Đại ý của bài văn : sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
* Bố cục (2 phần):
- Đoạn 1 (Từ đầu ... tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre) : tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu và đời sống.
- Đoạn 2 (còn lại) : Tre trong tương lai công nghiệp hóa đất nước, tre vẫn là biểu tượng dân tộc sống mãi.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam” (các phép nhân hóa được gạch chân) :
-Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam :
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ; Tre ăn ở với người ; Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc ; Tre là người nhà.
+ Sống trong từng vật dụng bình dị nhất : cối xay, chẻ lạt, que chuyền, điếu cày, nôi tre, giường tre, diều tre, sáo tre.
-Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam :
+ Tre là vũ khí.
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
→ Giá trị phép nhân hóa: Cây tre trở nên gần gũi, gắn bó với con người, ca ngợi công lao và phẩm chất của tre.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong tương lai, khi nước ta đi vào công nghiệp hóa, các em sẽ quen dần sắt, thép, xi măng nhưng tre vẫn sống mãi với con người Việt Nam, vẫn là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp, phẩm chất : thanh cao, giản dị, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.
- Ca ngợi phẩm chất cây tre cũng chính là ca ngợi đức tính, phẩm chất con người, dân tộc Việt Nam.
Luyện tập
Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre :
- Tục ngữ : tre già măng mọc.
- Ca dao : Ví cầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
- Thơ : Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ! (Nguyễn Duy)
- Truyện : Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt.