Bài soạn" "Buổi học cuối cùng" số 6 - 6 Bài soạn" "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê lớp 6 hay nhất
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 29 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe và thấy trên đường đi học cùng ý nghĩ của em. Bài tập 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 29 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe và thấy trên đường đi học cùng ý nghĩ của em.
Bài tập
1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe và thấy trên đường đi học cùng ý nghĩ của em. Những chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào với việc thể hiện nhân vật Phrăng trong tác phẩm ?
2. Khi mới bước vào lớp học, điều gì làm cho Phrăng ngạc nhiên hơn cả ? Điều đó đã có tác dụng như thế nào đối với Phrăng ?
3. "Thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ (...) thế giới, (...) nhất, (...) nhất : phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn (...) tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...".
a) Hãy điền chính xác những từ còn để trống trong các ngoặc đơn.
a) Câu in nghiêng đã dùng phép so sánh. Hãy chỉ ra vế được so sánh, vế dùng để so sánh và từ so sánh.
b) Nên hiểu "nắm được chìa khoá chốn lao tù" là gì ?
c) Về ý nghĩa câu in nghiêng, trong hai cách lí giải sau đây, em cho cách lí giải nào sâu sắc và đầy đủ hơn ?
A - Tiếng nói là công cụ giao tiếp, nhờ tiếng nói của dân tộc mới có thể dựa vào đó mà liên lạc với nhau và tổ chức đấu tranh để giành lại độc lập.
B - Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ nhiệt tình yêu nước, từ đó sẽ dấy lên những cuộc đấu tranh giành lãnh thổ đã mất và bảo vệ được truyền thống văn hoá thiêng liêng của dân tộc.
4. Có điều gì khác thường trong những động tác và lời nói của thầy Ha-men ở cuối truyện ? Những chi tiết đó cho thấy điều gì ở thầy Ha-men ?
5. Tên của truyện thường có liên hệ mật thiết với nội dung và chủ đề của tác phẩm. Trong ba cách lí giải tên truyện Buổi học cuối cùng dưới đây, em tán thành cách nào ?
a) Tên truyện đã khái quát được đầy đủ nội dung tác phẩm.
b) Tên truyện vừa khái quát được nội dung chủ yếu của tác phẩm lại vừa thể hiện được một cách sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
c) Tên truyện đã thể hiện được một cách rõ ràng và trực tiếp chủ đề tác phẩm.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng cho thấy Phrăng là một chú bé ham chơi, lười học. Không chỉ vậy, Phrăng còn bị "cám dỗ" khi thấy "lính Phổ đang tập", không biết chúng là kẻ thù của dân tộc.
Một em bé có tính cách và nhận thức như thế mà rốt cuộc không khí đặc biệt của "buổi học cuối cùng" đã cải biến và cảm hoá em, đã làm cho em thay đổi cơ bản về tư tưởng, tình cảm đối với đất nước, quê hương cũng như về thái độ học tập, thái độ đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 2. Khi mới bước vào lớp học, Phrăng ngạc nhiên về thái độ "dịu dàng" của thầy Ha-men với mình (đáng lẽ phải quở trách vì em đến lớp muộn), về cách ăn mặc trang trọng của thầy,... song điều làm cho em ngạc nhiên nhất là thành phần dự lớp. Đây hầu như không còn là lớp học nữa mà là một cuộc họp hoặc mít-tinh, không chỉ có học sinh mà gần đủ đại diện các tầng lớp dân làng (cụ già, bác đưa thư, cụ xã trưởng). Ai cũng "lặng lẽ", "buồn rầu"; chi tiết đặc biệt làm cho Phrăng chú ý nhất là cụ xã trưởng Hô-de - hẳn là người đọc thông viết thạo - vẫn "mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách".
Không khí trang nghiêm ấy đã tạo cho Phrăng một tâm thế đặc biệt, tạo cơ sở thuận lợi cho sự cho sự chuyển biến tư tưởng, tình cảm nhanh chóng của Phrăng.
Câu 3. b) - Vế được so sánh : (giữ vững) tiếng nói (của mình);
- Vế dùng để so sánh : (nắm được) chìa khoá (chốn lao tù) ;
- Từ so sánh : chẳng khác gì.
c) Nên hiểu "nắm được chìa khoá chốn lao tù" là đập tan gông xiềng nô lệ, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập, tự chủ của đất nước, dân tộc mình.
d) Cách lí giải ở mục B.
Câu 4. Em hãy đọc kĩ đoạn cuối của truyện để thấy được hoàn cảnh và những động tác, cử chỉ khác thường của thầy Ha-men.
Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn lính Phổ đột ngột vang lên như báo hiệu giờ phút kết thúc của buổi học, cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng. Ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực điểm và bộc lộ ra những cử chỉ khác thường : người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, dồn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu "Nước Pháp muôn năm !", rồi như đã kiệt sức, đầu dựa vào tường, giơ tay ra hiệu cho học sinh.
Qua sự khác thường trong cử chỉ, cảm xúc và hành động của thầy Ha-men, em nhận ra được điều gì ở thầy ? (lòng yêu nước, sự yêu quý tiếng nói dân tộc, nỗi đau xót trước việc tiếng Pháp bị cấm dạy trong nhà trường,...)
Câu 5. Cách lí giải ở mục b.