31/03/2021, 14:47

Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 5 - 5 Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" hay nhất

I. Khái niệm Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.Ví dụ:+ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa+ lả lướt: mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt- Mỗi từ đều mang nghĩa, chúng ta có hiểu được nghĩa của từ thì khi nói, khi viết ...

I. Khái niệm
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.Ví dụ:+ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa+ lả lướt: mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt- Mỗi từ đều mang nghĩa, chúng ta có hiểu được nghĩa của từ thì khi nói, khi viết mới diễn đạt đúng tư tưởng, tình cảm của mình.


II.Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Quan sát sơ đồ sau:Ta có thể thấy, nghĩa của từ "hoa hồng" khái quát hơn nghĩa của từ "hoa hồng nhung", vì nó bao trùm lên các từ: hoa hồng nhung, hoa hồng vàng, hoa hồng bạch,... Nghĩa của từ "hoa" lại khái quát hơn nghĩa của từ "hoa hồng". Đó chính là cấp độ khái quát của nghĩa từ nghĩa.Vậy, sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.


III. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp

Quan sát sơ đồ về Động vật trong SGK, có thể nhận thấy:a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ kia.
b. Cũng tương tự như vây, nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu, nghĩa của từ rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo; nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu. Bởi phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá đều bao hàm nghĩa của các từ đã nêu trong mỗi nhóm.
c. Nghĩa cùa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu (tu hú, sáo; cá rô, cá thu), đồng thời có nghĩa hẹp hơn từ động vật


Câu 1. Mỗi nhóm lập một sơ đồ theo ba cấp độ, cụ thể như sau:
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.

Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.

b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.

Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.


Câu 2. Các từ cần tìm là:
a. Chất đốt: xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b. Nghệ thuật: hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c. Thức ăn: canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d. Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó.
đ) Đánh: đấm, đá, thụi, bịch, tát.


Câu 3. Các từ có nghĩa nằm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ đã cho là:
a. Xe cộ: xe máy, ô tô, xe đạp, xe ba gác, xe xích lô, xe lu,...
b. Kim loại: nhôm, đồng, sắt, chì,...
c. Hoa quả: mãng cầu, lê, nhãn, vải, bưởi,...
d. Họ hàng (người): cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,...
đ. Mang: gánh, vác, khiêng, xách, đội,...


Câu 4. Các từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ đã cho là:
a. thuốc lào
b. thủ quỹ
c. bút điện.
d. hoa tai


Câu 5. Cho đoạn văn:
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tới, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo cả tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trong đoạn văn trên, các từ: khóc, nức nở, sụt sùi là 3 động từ thuộc cùng 1 phạm vi nghĩa.
Trong đó: từ khóc có nghĩa rộng hơn; nức nở, sụt sùi có nghĩa hẹp hơn, biểu cảm hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0