Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 2 - 5 Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" hay nhất
I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi: a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao? b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn ...
I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
Lời giải chi tiết:
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá.
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.
Nghĩa cúa từ cá rộng hơn nghĩa cúa các từ cá rô, cá thu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu...
c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu... tu hú, sáo... cá rô, cá thu... và hẹp hơn từ động vật.
Sơ đồ trên cũng còn được thể hiện bằng một hình thái khác:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những tử ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Kết luận:
Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1.
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.
Câu 2.
Từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than: chất đốt
b) Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc : nghệ thuật
c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán : thức ăn
d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó: nhìn
đ) Đấm, đá, thụi, bịch, tát: đánh
Câu 3.
Các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Xe cộ: Xe đạp, xe máy, mô tô, ôtô...
b) Kim loại: Thép, sắt, đồng, kẽm, nhôm...
c) Hoa quả: Xoài, mít, ổi, hồng, huệ, lan...
d) Người họ /làng: Cô, bác, dì, dượng, cậu, mợ...
đ) Mang: Xách, khiêng, gánh.
Câu 4.
Gạch bỏ những từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Thuốc chữa bệnh: áp-pi-rin, ăm-pi-xi-lin, thuốc giun, thuốc lá (gạch bỏ: thuốc lá)
b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ (gạch bỏ: thủ quỹ)
c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông (gạch bỏ: bút điện)
d) Hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược (gạch bỏ: hoa tai)
Câu 5.
Ba động từ cùng một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ nghĩa rộng và hai từ nghĩa hẹp hơn.
Lời giải chi tiết:
- Khóc, nức nở, sụt sùi.