Bài soạn "Đánh nhau với cối xay gió" số 4 - 5 Bài soạn "Đánh nhau với cối xay gió" của Xéc-van-tét hay nhất
A. Bố cục Chia làm 3 phần : - Phần 1 : Từ đầu…không cân sức : Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay. - Phần 2 : Tiếp… văng ra xa : Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - Phần 3 : Còn lại : Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu. B. Tóm tắt Hai ...
A. Bố cục
Chia làm 3 phần :
- Phần 1 : Từ đầu…không cân sức : Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay.
- Phần 2 : Tiếp… văng ra xa : Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 3 : Còn lại : Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.
B. Tóm tắt
Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô trên đường đi tìm những chiến công thì phát hiện ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ và quyết giao chiến. Xan-chô biết sự nhầm lẫn, can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê cầm giáo xông vào, bỗng gió nổi lên, cối xay gió chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã kềnh. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn Ki-hô-tê ngã đau nhưng không kêu ca vì cho mình là “hiệp sĩ giang hồ”, còn giải thích lí do bại trận là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch. Hôm sau, hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.
Câu 1 trang 79 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trình tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ.
Bố cục và các chuỗi sự kiện tạo thành cốt truyện
a) Có thể hình dung bố cục của văn bản này theo 3 phần :
- Phần 1 : Từ đầu…không cân sức : Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay.
- Phần 2 : Tiếp… văng ra xa : Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 3 : Còn lại : Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.
b) Chuỗi diễn biến các sự việc chính :
- Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió (trong phần thứ nhất)
- Thái độ và hành động của 2 thầy trò Đôn Ki-hô-tê (trong phần thứ hai)
- Quan niệm và cách ứng xử của mỗi người khi bị đau đớn (trong phần thứ ba)
- Chuyện ăn (trong phần thứ ba)
- Chuyện ngủ (trong phần thứ ba)
Qua năm sự việc này, tích cách của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được khắc họa rõ nét.
Câu 2 trang 79 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Qua năm sự viếc ấy, phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
a) Tính cách của Đôn Ki-hô-tê được bộc lộ ở các phương diện:
- Trí tuệ: mê muội ( vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ), khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió thì cứ khăng khăng đó là bọn khổng lồ gian ác và xông vào đánh ; sau khi bị quật ngã thì lại cho là do pháp sư Phơ-re-xtôn đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió...
- Ước muốn: ra tay tiêu diệt cái ác, cáu xấu theo tinh thần cao thượng của hiệp sĩ.
- Hành động: dũng cảm, bất chấp hiểm nguy (xông vào đánh cối xay gió dù biết là không cân sức, đau đớn mà không hề rên rỉ).
- Quan niệm sống: quên mình (chẳng hè chăm lo cho bản thân, quên cả chuyện ăn, chuyện ngủ).
b) Đánh giá chung về nhân vật Đôn Ki-hô tê:
Điểm mấu chốt là do trí tuệ bị mê muội, hoang tưởng cho nên lẽ ra từ ước muốn, hành động đến quan niệm của Đôn Ki-hô-tê đều có nhiều điểm đáng biểu dương thì tất cả lại trở thành những chuyện nực cười, đáng trách.
Câu 3 trang 79 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô an-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu.
a) Các phương diện bộc lộ tính cách của nhân vật này :
- Trí tuệ : tỉnh táo (không hề lầm tưởng những chiếc cối xay gió là bọn khổng lồ, can ngăn chủ nhưng không được...)
- Ước muốn : thực dụn (mong được cai trị một vài hòn đảo khi chủ công thành danh toại..)
- Hành động : nhút nhát (không theo chủ đánh cối xay gió, hơi đau một tí là kêu rên ngay...)
- Quan niệm sống : quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình (quan tâm quá mức đến ăn, ngủ...)
b) Đánh giá chung về nhân vật này :
- Mặt tốt : không hoang tưởng, tỉnh táo can ngăn chủ khi chủ xông vào đánh nhau với cối xay gió; không viển vông xa rời thực tế,...
- Mặt xấu : tỉnh táo, thực tế quá đến mức thực dụng, hèn nhát; chăm lo cho mình là chuyện bình thường nhưng quá chú trọng sẽ thành ích kỉ, tầm thường.
Cũng như nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê, ở nhân vật giám mã Xan-chô Pan-xa vừa có những điểm tốt, đáng khen lại vừa có những điểm xấu, đáng chê.
Câu 4 trang 79 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ bề ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động,... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
Xéc-van-tét đã xây dựng một cặp nhân vật độc đáo bậc nhất trong văn học thế giới : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản nhau về mọi mặt, chính vì thế mà diện mạo của mỗi nhân vật được nổi bật, rõ nét.
- Về tính cách, qua sự phân tích ta thấy hai nhân vật này đối lập nhau ở từng khía cạnh. Điểm tốt cũng ngược nhau mà điểm xấu cũng ngược nhau, ưu điểm của nhân vật này lại là nhược điểm của nhân vật kia và ngược lại.
- Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa cũng khác nhau (đến mức đối lập) về dáng vẻ bên ngoài và nguồn gốc xuất thần :
+ Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên con ngựa còm nên càng như cao thêm; ngược lại, Xan-chô Pan-xa béo lùn lại cưỡi trên con lừa nên càng thêm lùn tịt. Đôn Ki-hô-tê binh giáp vũ khí đầy mình còn bác giám mã suốt ngày rủng rỉnh bầu rượu và thức ăn ngon...
+ Đôn Ki-hô-tê dòng dõi quý tộc, Pan-xa xuất thân nông dân.