31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 4 - 6 Bài soạn "Bố cục của văn bản" hay nhất

Kiến thức cơ bản • Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. • Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần ...

Kiến thức cơ bản

• Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

• Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

• Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.


Bố cục của văn bản

Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi

Câu 1 - Trang 24 SGK

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần phần

Trả lời

Văn bản trên chia làm 3 phần:

a) Mở bài: Từ Ông Chu Văn An... đến không màng danh lợi.

b) Thân bài: Từ Học trò theo ông... đến cho vào thăm.

c) Kết bài: Từ Kìn ông mất... đến thương tiếc.


Câu 2 - Trang 24 SGK

Nhiệm vụ của từng phần

Trả lời

a) Mở bài: Giới thiệu Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng

b) Thân bài: Triển khai vấn đề đã giới thiệu: Hai ý kiến đánh giá

- Chu Văn An là người tài cao.

- Chu Văn An là người đức trọng được học trò kính trọng

c) Kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung: ông mất ai cũng thương tiếc.


Câu 3 - Trang 24 SGK

Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản

Trả lời

- Phần mở bài: Giới thiệu vấn đề.

- Phần thân bài: Triển khai làm rõ vấn đề đã giới thiệu.

- Phần kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung.


Câu 4 - Trang 24 SGK

Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau thế nào?

Trả lời

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.

Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài

Trong ba phần của văn bản, phần Mở bài, Kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.


Câu 1 - Trang 25 SGK

Phần Thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học: + Gồm có các sự kiện sau: Trời cuối thu, lá rụng, các em nhỏ đến trường, hồi ức về tâm trạng của nhân vật tôi: Trên đường đi, khi đến sân trường, khi nghe thầy giáo đọc tên, khi vào lớp học.

+ Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ) và không gian từ trên con đường làng → vào lớp học.


Câu 2 - Trang 25 SGK

Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài. Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ:

+ Gồm có hai sự kiện: sự kiện người cô gọi đến nói chuyện và sự kiện người mẹ trở về.

+ Hai sự kiện này sắp xếp theo trình tự thời gian trước và sau ngày giỗ đầu người cha của cậu bé Hồng.

+ Diễn biến tâm trạng của cậu bé từ đau đớn uất ức mong nhớ (khi nói chuyện với người cô) chuyển sang sung sướng, hạnh phúc rạo rực say mê (khi được gặp lại mẹ).


Câu 3 - Trang 25 SGK

Khi tả người, vật, con vật phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

Trả lời

Khi tả người, vật, phong cảnh..., ta sẽ lần lượt miêu tả theo thứ tự: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm...

Ví dụ: Cảnh Động Phong Nha được miêu tả theo thứ tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong. Cảnh Sông nước Cà Mau miêu tả theo thứ tự từ hẹp đến rộng từ dưới sông lên hai bờ sông.


Câu 4 - Trang 25 SGK

Phần Thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng:

+ Gồm có hai đoạn, mỗi đoạn thể hiện một khía cạnh của vấn đề.

+ Đoạn thứ nhất người thầy đạo cao (thầy giáo giỏi). Đoạn thứ hai người thầy đức trọng (cứng cỏi không màng danh lợi).


Câu 5 - Trang 25 SGK

Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.

Trả lời

- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.


Luyện tập

Câu 1 - Trang 26 SGK

Phân tích cách trính bày ý trong các đoạn trích (Trang 26 & 27 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Trả lời

Đoạn văn a)

+ Cách trình bày ý của đoạn văn trên theo trình tự từ xa đến gần rồi lại lùi ra xa, theo điểm quan sát của một người đứng ở trên chiếc thuyền đang trôi dọc trên sông.

+ Đoạn văn gồm có 4 ý:

• Ý một (đoạn đầu tiên): cảnh đàn chim khi mới nhìn thấy (từ xa)

• Ý hai (đoạn hai): tả cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở trên cao (khi đến gần).

• Ý ba (đoạn ba): cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở dưới thấp (đến tận nơi).

• Ý bốn (đoạn bốn): cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa (cảnh lùi dần).

Đoạn văn b)

+ Đoạn văn tả cảnh Ba Vì theo trình tự thời gian: sáng - chiều - tối. Sự biến ảo lạ lùng của Ba Vì trong từng giờ, từng ngày.

+ Gồm có ba ý:

• Ý một (Thời tiết đến hòn ngọc bích): Cảnh Ba Vì buổi sáng sớm.

• Ý hại (tiếp đến chân trời rực rỡ): Cảnh Ba Vì lúc chiều về.

• Ý ba (còn lại): Cảnh trăng lên lúc buổi tối

Đoạn văn c)

+ Đoạn văn nói về sức sống của dân tộc Việt Nam qua trí tưởng tượng.

+ Gồm có 2 ý:

• Ý một (từ đầu đến đáng lưu uất): Thể hiện trí tưởng tượng tìm cách chữa lại đau thương cho những người anh hùng bậc trung nghĩa.

•Ý hai (còn lại): Lấy dẫn chứng về cuộc đời Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương để minh họa làm sáng tỏ cho ý trên.


Câu 2 - Trang 26 SGK

Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời

Văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những tình cảm yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, dựa trên chủ đề đó chúng ta có thể sắp xếp các ý trong bài văn như sau:

+ Phản ứng tâm lí của cậu bé Hồng trước những lời xúc phạm của người cô đối với mẹ.

+ Cảm giác sung sướng hạnh phúc rạo rực ngây ngất của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ.


Câu 3 - Trang 26 SGK

Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. (...)

Theo em cách sắp xếp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?

Trả lời

- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

+ Sau đó chứng minh:

Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích ⟶ các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước ⟶ trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0