31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 3 - 6 Bài soạn "Bố cục của văn bản" hay nhất

I. Bố cục của văn bản Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 sgk) Tìm hiểu văn bản: 1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài 2. Nhiệm vụ của từng phần: Phần mở bài: giới thiệu người thầy tài đức của Chu Văn An Phần thân bài: Làm rõ các khía ...

I. Bố cục của văn bản

Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 sgk)

Tìm hiểu văn bản:

1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

2. Nhiệm vụ của từng phần:

Phần mở bài: giới thiệu người thầy tài đức của Chu Văn An
Phần thân bài: Làm rõ các khía cạnh tài đức của Chu Văn An
Phần kết bài: Tình cảm của mọi người dành cho thầy Chu Văn An.
3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản:

Gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau
Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là: “người thầy đạo cao đức trọng”.
4. Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài

Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản

Phần mở bài: nêu chủ đề của văn bản
Phần thân: thường có một số đoạn nhỏ trình bầy các khía cạnh của chủ đề .
Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

II. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân của văn bản

Ví dụ: Văn bản “tôi đi học”.

1. Phần thân bài của văn bản “tôi đi học” kể về việc đi đến trường, ở sân trường và vào lớp học theo trình tự không gian, thời gian và dòng cảm xúc.

2. Diễn biến tâm trạng cậu bé trong thân bài:

a. Tình cảm và thái độ:

Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc
Thái độ: căm ghét những kẻ nói xấu mẹ, những cố tục đã đầy đọa mẹ.
b. Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ.

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh…em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự thời gian, không gian và sự phát triển của sự việc…

4. Tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nội dung phần thân bài thường trình bày theo các thứ tự:

Theo không gian, thời gian
Theo diễn biến tâm trạng hoặc các sự việc.
Theo chỉnh thể -bộ phận.
Mạch suy luận.
Kết luận:

Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
Nội dung phần Thân bài trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

Luyện tập

Câu 1: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau:

(Đọc đoạn trích trang 26, 27 sgk)

Trả lời:

a. Theo không gian:

Giới thiệu đàn chim từ xa tới gần.
Miêu tả đàn chim bằng những quan sát mắt thấy, tai nghe.
Xen với miêu tả là cảm xúcvaf những liên tưởng, so sánh.
=> Trình tự ấn tượng về đàn chim từ gần đến xa

b. Theo không gian hẹp: miêu tả trực tiếp núi Ba Vì.

Theo không gian rộng: miêu tả Ba Vì trong mối quan hệ hài hòa với các sự vật xung quanh nó.
c. Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và truyền thuyết (Cách lí giải mang đậm mầu sắc huyền thoại dân gian về những đoạn kết bi tráng của một số anh hùng dân tộc đượcnhaan dân ta tôn vinh, ngưỡng mộ.)

Luận cứ về lời bàn trên.
Phát triển lời bàn bằng luận chứng.

Câu 2:
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ...

Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời:

Trình bày ý về lòng thương mẹ của bé Hồng

Mở bài: Giới thiệu cảnh ngộ của bé Hồng và tình thương mẹ
Thân bài:
Tình thương mẹ của Hồng trong cuộc đối thoại với người cô
Tình yêu thương mẹ biểu hiện qua thái độ căm giận những cổ tục
Tâm trạng của Hồng khi ở trong lòng mẹ
Kết bài: Kết luận chung về tình thương mẹ của Hồng

Câu 3:
Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,...

Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?

a. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
Những người thường xuyên chịu khó hòa mình và đời sống sẽ nắm chắc tình tình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới.
b. Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn
Theo em, cách sắp xếp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?

Trả lời:

Nhận xét: Các ý a, b còn sắp xếp lộn xộn và chưa hợp lý trong ý b.Sửa chữa:

a. Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều bổ ích.
Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0