31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 6 - 6 Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" lớp 9 hay nhất

Câu 1. Bài tập này có hai yêu cầu: Đọc các đoạn văn trong SGK, trang 11, 12. Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào? a. Ở đoạn văn này, tác giả vận dụng phép lập luận tổng hợp và phân tích: Lập luận tổng hợp nêu lên cái chung phổ quát: Thơ hay là ...

Câu 1. Bài tập này có hai yêu cầu:

Đọc các đoạn văn trong SGK, trang 11, 12.

Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
a. Ở đoạn văn này, tác giả vận dụng phép lập luận tổng hợp và phân tích:

Lập luận tổng hợp nêu lên cái chung phổ quát: Thơ hay là hay cái hồn lẫn xác, hay cả bài […] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Lập luận tổng hợp này đứng ở đầu đoạn.
Lập luận phân tích đã phân tích cái hay của bài thơ ở các khía cạnh:
+ Thú vị ở các điệu xanh.

+ Thú vị ỏ những cử động.

+ Thú vị ở các vần thơ.

+ Cả bài thơ không non ép một chữ nào.

+ Tìm được cái tốc độ bay của lá để tương xứng với các mức độ gợn của sóng.

b. Ở đoạn văn này, tác giả đã vận dụng phối hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp. Tuy nhiên, trình tự lại ngược lại với đoạn a.

Trước tiên, tác giả phân tích mấu chốt của sự thành đạt. Sau khi liệt kê các nguyên nhân (như: do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có điều kiện được học tập, do có tài năng trời cho…), tác giả rút ra nguyên nhân chính chủ quan của con người:
+ Thành đạt do gặp thời nhưng chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi.

+ Hoàn cảnh bức bách mỗi ngưòi có cách ứng phó khác nhau.

+ Điều kiện học tập thuận lợi nhưng mải chơi, mải ăn diện cũng không nên việc gì.

+ Tài năng nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột.

Từ những phân tích trên, tác giả tổng hợp, khái quát vấn đề: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.

Câu 2. Bài tập này có hai yêu cầu:

Phân tích bản chất của lối học đối phó.
Tổng hợp về các tác hại của lối học đó.
Gợi ý: Về bản chất lõi học đối phó, các em có thể nêu các biểu hiện như:

Học không có mục đích, xem việc học chỉ là phụ.
Học một cách thụ động, chỉ nhằm đốĩ phó vối kiểm tra, thi cử.
Không nắm được bản chất của tri thức, chỉ học gạo, học thuộc lòng một cách máy móc.
Học đổi phó dù có mất nhiều thời gian nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
Tổng hợp về việc học đối phó nêu ở trên, có thể khái quát bằng nhiều cách, chẳng hạn: Học đối phó là hình thức học không lấy việc trau dồi, mở mang hiểu biết làm mục đích chính. Lối học này chỉ làm người học mệt mỏi, không mang lại hiệu quả gì và không tạo ra được nhân tài cho đất nước.

(Từ những gợi ý trên, các em tự làm bài tập này).


Câu 3. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách:

Đọc sách là một con đường của học vấn.
Muốn tích luỹ và nâng cao trình độ học vấn của mình, phải tiếp thu tích cực những kiến thức từ những cuốn sách có ích.
Đọc sách giúp tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, táe dụng lô-gíc, nâng cao khả năng phân tích, phán đoán.
Không đọc sách sẽ bị tụt hậu so với thời đại.
(Từ những gợi ý trên, các em tự làm bài tập này).


Câu 4. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.

Các em tự làm bài tập này. Tuy nhiên, đoạn văn phải tổng hợp được các ý sau:

Đọc sách là một con đường của học vấn.
Sách có nhiều loại, phải biết chọn lọc sách mà đọc cho phù hợp.
Đọc sách cần phải có phương pháp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0