31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến số 6 - 6 Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lớp 7 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến - Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng - Quê quán: thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, ...

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến
- Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng
- Quê quán: thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ
- Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn
- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

II. Đôi nét về tác phẩm Bạn đến chơi nhà
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (câu đầu): Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà
- Phần 2 (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà
- Phần 3 (câu cuối): Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn
3. Giá trị nội dung
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học


II. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.


Câu 2:

a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.

b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì.

Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.


II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:

a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:

*Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

*Khác nhau:

- Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người , một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.

*Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê) chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0