Bài soạn "Nước Đại Việt ta" số 6 - 6 Bài soạn "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi lớp 8 hay nhất
I- Tìm hiểu chung bài Nước Đại Việt ta 1. Tác giả Nguyễn Trãi là vị anh hùng toàn tài hiếm có trong lịch sử, có công giúp Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Ông là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ và danh nhân văn hóa thế giới Ông để lại cho dân tộc một sự ...
I- Tìm hiểu chung bài Nước Đại Việt ta
1. Tác giả
Nguyễn Trãi là vị anh hùng toàn tài hiếm có trong lịch sử, có công giúp Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Ông là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ và danh nhân văn hóa thế giới
Ông để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn chương đồ sộ với các tác phẩm như: Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo...
2. Tác phẩm
Bình Ngô đại cáo được công bố sau khi khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược dành thắng lợi trong không khí hào hùng của ngày vui chiến thắng, đất nước sạch bóng quân thù, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc
II- Soạn bài Nước Đại Việt ta
Câu 1 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí:
Nước Đại Việt vốn có nền văn hiến từ lâu đời
Đất nước ta có lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán và lịch sử lâu đời
Các triều đại của ta có thể ngang hàng với các triều đại phương Bắc
Đất nước ta còn có các anh hùng hào kiệt
Câu 2 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyến Trãi là thương dân, lo cho dân yên ổn và diệt trừ kẻ có tội
Người dân mà tác giả nói tới là những người dân phải chịu lầm than, áp bức bóc lột của quân giặc nhà Minh
Kẻ bạo ngược chính là giặc Minh, kẻ xâm lược nước ta, gây bao nhiêu oán hận, lầm than cho nhân dân
Câu 3 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố:
Nền văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng
Các triều đại sánh ngang với Trung Quốc
Anh hùng hào kiệt
Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở Sông núi nước Nam bởi lẽ không chỉ kế thừa tư tưởng ở Sông núi nước Nam, Nước Đại Việt ta còn bổ sung các yếu tố về văn hiến, lịch sử, con người, góp phần khẳng định một đất nước độc lập, tự chủ
Câu 4 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
Câu văn biền ngẫu, hai vế sóng đôi, đối xứng tạo nên sự nhịp nhàng
Lập luận chặt chẽ, sắc bén
=> Khẳng định nền độc lập, tự chủ của đất nước, làm nổi bật sự thất bại thảm hại của kẻ thù và ca ngợi chiến thắng của dân tộc ta
Câu 5 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn:
Để khẳng định Đại Việt là một đất nước có độc lập, tự chủ, Nguyễn Trãi đã căn cứ vào thực tiễn là nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta, chúng ta có phong tục tập quán, lịch sử lâu đời. Bên cạnh đó, để chứng minh đất nước ta không hề thua kém các thế lực phong kiến phương Bắc, tác giả đã đặt các triều đại cạnh nhau để làm nổi bật điều đó.
Câu 6 trang 69 SGK văn 8 tập 2:
Sơ đồ
Nước Đại Việt ta luôn coi trọng nhân nghĩa là một quốc gia độc lập
- Có nền văn hiến lâu đời
- Có lãnh thổ riêng
- Có phong tục riêng
- Có chủ quyền
- Có truyền thống lịch sử vẻ vang
III- Luyện tập Nước Đại Việt ta
Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta:
Sự tiếp nối: Nước Đại Việt ta đã kế thừa tư tưởng: đất nước ta có lãnh thổ, chủ quyền riêng, phân biệt với phương Bắc ở Sông núi nước Nam
Sự phát triển: Không dừng lại ở lãnh thổ, chủ quyền, Nguyễn Trãi còn nêu ra những cơ sở hết sức vững chắc để khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc: nền văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, các triều đại và người hào kiệt