Bài 9 – Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Bài 9 – Cách lập ý của bài văn biểu cảm Hướng dẫn I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Liên hệ hiện tại với tương lai Gợi ý trả lời câu hỏi: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho người đọc cảm thấy ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều ...
Bài 9 – Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Hướng dẫn
I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
Gợi ý trả lời câu hỏi:
Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho người đọc cảm thấy ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi.
Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của cây tre, đoạn văn đã gợi nhắc quan hệ với loài cây này như bóng mát trên đường, tre mang khúc nhạc, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay cao bằng sự liên tưởng và tưởng tượng của tác giả.
Gợi nhắc quan hệ với sự vật cũng là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Gợi ỷ trả lời câu hỏi:
Tác giả rất say mê con gà đất, việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cho tác giả một niềm vui kì diệu được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Từ cảm xúc ấy, tác giả mở rộng ra cảm nghĩ đốì với đồ chơi con trẻ.
Đó cũng là một cách bày tỏ tình cảm của mình đối với sự vật.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
Gợi ỷ trả lời câu hỏi:
– Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo bằng cách gợi lại các kỉ niệm còn nhớ mãi: Cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi một em cầm bút sai, cô lo cho học sinh, cô sung sướng khi học sinh có kết quả xuất sắc. Gợi lại kỉ niệm cũng là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một người.
– Việc liên tưởng từ Lũng Cú cực Bắc của Tố quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thông nhất đất nước.
4. Quan sát suy ngẫm
Gợi ý trả lời câu hỏi:
Qua đoạn văn, sự quan sát đã giúp gợi tả bóng dáng u, khuôn mặt u với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ợ, vô tình.
Ghi nhớ:
– Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. – Nhưng dù cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm. |
II. LUYỆN TẬP
Gợi ý về cách lập ý cho một số đề
a) Cảm xúc về vườn nhà:
– Hình dung khu vườn nhà mình đã có, đang có hay sẽ có. Xác định vị trí của mình đối với vườn nhà. Nếu mình đang ở xa thì hoài niệm về vườn nhà mình.
– Sự gắn bó của khu vườn với đời sống vật chất, đời sông tinh thần của gia đình mình. Khu vườn gợi lại bao kỉ niệm thân yêu, đầm ấm với mọi người thân trong gia đình. Khu vườn còn ghi lại bao chứng tích lao động của cha mẹ, ông bà…
b) Cảm xúc về người thân:
– Xác định người thân đó là ai, mối quan hệ ruột rà gắn bó của mình với ngựời đó.
– Gợi tả lại những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình đã có với người đó trong những năm tháng đã qua.
– Nêu lên sự khăng khít của mình với người thân đó trong mọi niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt, trong học tập, vui chơi…
– Bày tỏ sự quan tâm, lòng mong muốn tình cảm thắm thiết đối với người thân đó.
c) Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo…):
– Xác định con vật nuôi, đó lậ con gì, dang ở bên cạnh hay ở xa, đang còn hay đã mất.
– Có thể miêu tả con vật đó và kể lại những kỉ niệm buồn vui, sự quan tâm chăm sóc đốì với nó, qua đó bày tỏ tình cảm của mình.
d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu:
– Xác định, hình dung mái trường thân yêu mà em đã học hay đang học. Nếu đã học thì hoài niệm về mái trường thân yêu đã học.
– Có thể gợi tả lại những kỉ niệm khó quên dưới mầi trường với bè bạn, thầy cô.
Mai Thu