24/06/2018, 00:34

Bài 1: Sơ lược về lịch sử Việt Nam – Lịch sử lớp 6

Để hiểu hơn về môn lịch sử, bước đầu chúng ta cần tìm hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về lịch sử Việt Nam không chỉ qua lý thuyết mà còn có những hình ảnh thú vị để các bạn có thêm hiểu biết về đất nước mình. A. Tóm tắt lý thuyết Sơ lược về ...

Để hiểu hơn về môn lịch sử, bước đầu chúng ta cần tìm hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về lịch sử Việt Nam không chỉ qua lý thuyết mà còn có những hình ảnh thú vị để các bạn có thêm hiểu biết về đất nước mình.

A. Tóm tắt lý thuyết

Sơ lược về môn lịch sử:

lich suQuan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Hay bức ảnh nói lên điều gì ?” Em có biết những đổi thay đó là gì không ? Tại sao lại có sự đổi thay đó ?

-Lớp học được tổ chức ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng và không có bảng đen, phấn trắng… lớp học có khoảng 7-8 học sinh; sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt.

-Tất cả học sinh đều mặt quần trắng và áo the dài và đặt biệt là không có học sinh nữ.

-Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo; một học sinh đang đứng cạnh bàn , mặt quay vào thầy, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.

-Do ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

1. Lịch sử là gì?

Lịch sử là tòan bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay .

2. Học sinh học lịch sử để làm gì?

-Để hiểu cội nguồn dân tộc.

-Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

-Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

-Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác.

-Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

-Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.

Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

lich su 3

Hình rìu tay đá cụ núi Đọ

lich su 4

Hình rìu đá Bắc Sơn

lich su 5

Khu bia tiến sĩ tại Văn Miếu (Hà Nội)

Tìm hiểu về bia Tiến sĩ:

Cụm bia bằng đá ghi họ tên, quê quán những người đỗ tiến sĩ theo từng khoa thi thời Lê, dựng tại Văn Miếu (Hà Nội). BTS dựng từ năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông bắt đầu từ khoa thi năm 1442. Tại Văn Miếu, hiện còn 82 bia, khắc tên 1304 tiến sĩ (theo Trần Văn Giáp). Bia cao trung bình khoảng 1,5 m, rộng 1m, đặt trên lưng rùa bằng đá. Mỗi bia đều có bài văn do một vị đại khoa danh tiếng soạn thảo kể lại khoa thi năm ấy, công lao của nhà vua và liệt kê danh sách các vị tiến sĩ. Bia cuối cùng là khoa thi 1779, dựng năm 1780. Vào thời Nguyễn, Minh Mạng (1820 – 40) cũng cho dựng BTS ở Văn Miếu Huế. Tất cả có 32 bia. Bia đầu tiên dựng 1822, bia cuối cùng dựng 1919. BTS thời Nguyễn không có minh văn, chỉ có danh sách các tiến sĩ từng khoa.

lich su 6

Đại Việt sử ký toàn thư và Bia Tiến sĩ Văn miếu Hà Nội.

B. Bài tập

Câu 1: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người ?

— Lịch sử một con người : những hoạt động chủ yếu (ở time lĩnh vực học thuật, chính trị, xã hội…) của một cá nhân.

— Lịch sử xã hội loài người : toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Câu 2: Nhìn lớp học ở hình 1, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không ?

— Hãy so sánh lớp học xưa với lớp học ở trường em ở những điểm sau : bảng đen ; bàn ghế giáo viên, học sinh ; cách ngồi giảng bài của thầy, cách ngồi học của trò…

— Có sự thay đổi đó do thời gian thay đổi, do hoạt động của con người, trình độ kinh tế, xã hội đã thay đổi.

Câu 3: Theo em, chúng ta có cần biết những đổi thay đó không ? Tại sao lại có những đổi thay đó ?

Chúng ta có cần biết những thay đổi đó. Vì biết những thay đổi đó mới biết được cội nguồn tổ tiên, ông bà, quê hương, dân tộc. Từ đó mới biết trân trọng biết ơn tổ tiên, ông bà…

– Có sự thay đổi là do trong cả một thời gian dài tổ tiên, ông bà… đã cần cù lao động sáng tạo.

Câu 4: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử ?

– Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng,… có từ bao giờ.

– Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nghệ nhân… làng mình, quê hương mình là người như thế nào mà nhân dân tôn thờ.

Câu 5: Thử kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết ?

Các loại tư liệu truyền miệng :

– Những câu chuyện kể về sự tích cây đa, bến nước, một ngôi chùa…

– Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội đối với quê hương, đất nước.

Câu 6: Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào ?

Hình 1 và 2 giúp ta hiểu thêm :

– Mọi vật đều thay đổi theo thời gian.

– Dấu tích người xưa còn được giữ gìn, lưu lại để những thế hệ sau hiểu được thế hộ trước sống và làm việc như thế nào.

Câu 7: Hình 1 và 2 giúp em hiểu thêm được điều gì ?

Lịch sử giúp ta :

– Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc…

– Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do công lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.

Câu 8: Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì ?

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Câu 9: Tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử ?

Chúng ta cần phải học Lịch sử :

– Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay…

– Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 6
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn những kiến thức mở đầu để tìm hiểu về lịch sử  cũng như một số câu hỏi hay để áp dụng trong bài sơ lược lịch sử Việt Nam. Chúc các bạn học tập hiệu quả !

0