Bài 5: Công xã Pa-ri – Lịch sử 8
Pháp là nước điển hình cho chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ở đây bị bóc lột nặng nề nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho tư bản. Họ đã đứng lên đấu tranh và tạo thành một phong trào lớn, đặc biệt là sự ra đời của Công xã Pa-ri. Bài học ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn về bài 5: Công xã Pa-ri. ...
Pháp là nước điển hình cho chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ở đây bị bóc lột nặng nề nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho tư bản. Họ đã đứng lên đấu tranh và tạo thành một phong trào lớn, đặc biệt là sự ra đời của Công xã Pa-ri. Bài học ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn về bài 5: Công xã Pa-ri.
A. Lí thuyết
I. SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã
– Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc lột ,mâu thuẫn giữa giai cấp
tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc
– Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2-9-1870)
-Quần chúng lao động lật đổ chính quyền NIII (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một
chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc
*Tính chất:
+ Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
+ Chính phủ lâm thời đầu hàng Phổ , đóng quân ở Véc- xai
2.Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871. Sự thành lập Công xã
a) Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871
– Mâu thuẫn giữa chính phủ đóng ở Véc – xai với nhân dân Pa-ri ngày càng ăng.
– Ba giờ sáng ngày 18-3-1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-Mác, nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân.
– Âm mưu chiếm đồi Mông-Mác của Chi-e bị thất bại. Cuộc chiến đấu kết thúc khi nhân dân làm chủ Pa-ri.
b) Sự thành lập công xã
– Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA RI
a.Cơ chế của bộ máy nhà nước (Sơ đồ công xã trong SGK)
– Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật , vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật .
b. Các chính sách của công xã
– Lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng.
– Tách nhà thời khỏi trường học và nhà nước, giáo lý không dạy trong nhà trường.
– Giao xí nghiệp cho công nhân quản lý.
– Quy định tiền lương tối thiểu , giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt đánh đập công nhân ,
– Hõan trả tiền thuê nhà và hoãn nợ.
– Quy định giá bán bánh mì
Sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã( tháng 4-1871)
III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA RI .
1. Nội chiến
– Ký hiệp ước cắt đất (An dát và Lo ren) và bồi thường chiến phí cho Đức,Đức trả lại 10 vạn tù binh để chống lại Công xã (đầu tháng 5/1871).
– Từ 20 –5 đến 28/5 chiến sự diễn ra ác liệt nhiều người ngã xuống “Tuần lễ đẫm máu”.
– Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí
=> Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân
2. Ý nghĩa -Nguyên nhân thất bại- Bài học kinh nghiệm
Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
Bài học kinh nghiệm:
– Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù
Cuộc chiến đấu trên chiến lũy
B. Bài tập
Câu 1: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871?
Trả lời:
– Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ờ Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bất hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
– Ngày 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời
– Ngày 26 – 3 – 1871. nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
Câu 2: Những chính sách của công xã Pa- ri phục vụ quyền lợi cho ai?
Trả lời:
Những chính sách của công xã Pa- ri phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động.
Câu 3: Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?
Trả lời:
Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa -ri vì để bảo vệ lợi ích giai cấp, tư sản không ngần ngại bán rẻ Tổ quốc, kí hòa ước với những điều khoản có lợi cho quân Đức để đàn áp dã man cách mạng.
Câu 4: Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa- ri và quân Véc -xai diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.
Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức. cốt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tinh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.
Ngày 20 – 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 – 5 – 1871. lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu” Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ. trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 – 5.
Câu 5: Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri ?
Trả lời:
Nhân dân Pa- ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa- ri và nhân dân Pa- ri chống giai cấp tư sản Pháp đầu hàng Đức và đàn áp quần chúng
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Trên đây chúng tôi đã trình bày khái quát về sự hình thành, phát triển và tổ chức của công xã Pa-ri, cùng với đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công dân do công xã Pa-ri lãnh đạo. Hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích!