Bài 4.1: Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng là tìm các điểm chung của đường thẳng và mặt phẳng – Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P). – Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau: 1. Tìm một mp ...
Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)
Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng là tìm các điểm chung của đường thẳng và mặt phẳng
– Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P).
– Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:
1. Tìm một mp (Q) chứa a.
2. Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
3. Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).
Chú ý: Hai đường thẳng cắt nhau thuộc 1 mặt phẳng.
Bài tập minh họa
Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, AD với AI = 1/2 IB và AJ = 3/2 JD. Tìm giao điểm của đường thẳng IJ với mặt phẳng (BCD).
Bài giải
Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J và K lần lượt là các điểm trên các cạnh AB, BC và CD sao cho AI= 1/3 AB ; BJ = 2/3 BC ; CK = 4/5 CD. Tìm giao điểm của mặt phẳng (IJK) với đường thẳng AD.
Bài giải
Bài 3: Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm AC, BC. Điểm K ∈ BD : KD < KB.
Tìm giao điểm của: CD và (MNK), AD và ( MNK)
Bài giải
Bài tập áp dụng
Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB và Ac lần lượt lấy các điểm M, N sao cho MN không song song với BC. Gọi O là một điểm nằm trong tam giác BCD.
- Tìm giao điểm của MN và (BCD)
- Tìm giao tuyến của (OMN) và (BCD)
- Mặt phẳng (OMN) cắt các đường thẳng BD và CD tại H và K. Xác định các điểm H và K
Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P là các điểm lần lượt trên các cạnh AC, BC, BD.
- Tìm giao điểm của CP và (MND).
- Tìm giao điểm của AP và (MND).
Bài 3: Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên BD lấy điểm P sao cho BP=2PD
- Tìm giao điểm của các đường thẳng CD với mặt phẳng(MNP)
- Tìm giao điểm của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD).
Bài 4: Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M, N lần lượt nằm trong tam giác ABC và tam giác ABD. I là điểm tuỳ ý trên CD. Tìm giao của (AB;I) và đường thẳng MN
Bài 5: Cho tứ diện ABCD .Gọi M,N là hai điểm trên AC và AD . O là điểm bên trong tamgiác BCD.
Tìm giao điểm của :
- MN và (ABO )
- AO và (BMN )
Bài 6: Cho tứ diện ABCD . Trên AC và AD lấy hai điểm M,N sao cho MN không song song với CD.Gọi O là điểm bên trong tam giác BCD.
- Tìm giao tuyến của (OMN ) và (BCD )
- Tìm giao điểm của BC với (OMN)
- Tìm giao điểm của BD với (OMN)
Bài 7: Cho tứ diện SABC .Gọi D là điểm trên SA , E là điểm trên SB và F là điểm trên AC ( DE và AB không song song )
- Xđ giao tuyến của hai mp (DEF) và ( ABC )
- Tìm giao điểm của BC với mặt phẳng ( DEF )
- Tìm giao điểm của SC với mặt phẳng ( DEF )
Bài 8: Cho bốn điểm A, B , C, S không cùng ở trong một mặt phẳng . Gọi I, H lần lượt là trung điểm của SA, AB .Trên SC lấy điểm K sao cho : CK = 3KS. Tìm giao điểm của đường thẳng BC với mặt phẳng ( IHK )
Bài 9: Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm AB, BC; P ∈ BD : PB = 2PD. Tìm giao điểm của: AC và (MNP), BD và (MNP)
Bài 10: Cho tứ diện ABCD có M ∈ AC, N ∈ AD và P nằm bên trong tam giác BCD. Tìm giao điểm:
- CD và ( ABP)
- MN và ( ABP)
- AP và (BM N)