23/02/2018, 07:25

Bài 31 – Sắt Hóa 12: Bài tập 1,2,3,4,5 trang 141

SẮT (Kí hiệu hóa học là: Fe; Nguyên tử khối: 56). Bài học này các em sẽ nắm được các kiến thức và vận dụng giải bài tập 1-5 trong SGK trang 141 Hóa học lớp 12 như sau: – Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt. – Tính chất hoá học : tính khử trung ...

SẮT (Kí hiệu hóa học là: Fe; Nguyên tử khối: 56). Bài học này các em sẽ nắm được các kiến thức và vận dụng giải bài tập 1-5 trong SGK trang 141 Hóa học lớp 12 như sau:

– Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.

– Tính chất hoá học : tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

– Sắt trong tự nhiên (các oxit FeCO3, FeS2).

– Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt.

– Viết các PTHH minh hoạ tính khử.

– Tính % khối lượng của sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.

Bài 1. Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?

A. Na, Mg, Ag.

B. Fe, Na, Mg.

C. Ba, Mg, Hg.

D. Na, Ba, Ag.

Bài 2. Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+ ?

A. [Ar]3d6.

B. [Ar]3d5.

C. [Ar]3d4.

D. [Ar]3d3.

Bài 3. Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.

B. Zn.

C. Fe.

D. Al.

Bài 4 trang 141 Hóa 12. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là :

A. Zn.

B. Fe.

C. Al.

D. Ni.

Gọi kim loại R có hóa trị n, ta có :

2R + 2nHCl -> 2RCln + nH2.

=> MR = 28n => Chỉ có n = 2, MR = 56 là phù hợp.

Bài 5 Hóa 12 trang 141. Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và E trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 12,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

Gọi số mol của M là x, số mol của Fe là 3x.

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2

x                               0,5nx.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

3x                              3x (mol)

2M + nCl2 → 2MCln

x    0,5nx (mol)

Giải hệ phương trình (1) và (2) => n = 2, x = 0,1.

⇒ mFe = 3.0,1.56 = 16,8 (gam) ; mM = 19,2 – 16,8 = 2,4 gam.

Vậy kim loại là Mg.

%Mg = 12,5% ;            %Fe = 87,5%.

0