Giải bài Sinh 12 trang 143 – Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Chương 2 Sinh lớp 12: Giải bài 1,2,3,4,5 trang 143 SGK : Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. -Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. -Trái Đất trong quá trình hình thành và tồn tại luôn biến đổi gây nên ...
Chương 2 Sinh lớp 12: Giải bài 1,2,3,4,5 trang 143 SGK : Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
-Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
-Trái Đất trong quá trình hình thành và tồn tại luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài trên Trái Đất cũng như gây nên những vụ tuyệt chủng hàng loạt các loài. —
-Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
Bài 1: Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới.
Hoá thạch là di vật của sinh vật để lại. Nó có thể là xác sinh vật được bảo quản nguyên vẹn không bị phân hủy trong các lớp băng,trong hổ phách. Hoá-thạch cũng có thể chỉ là những bộ xương hoặc phần cứng của sinh vật được bảo quản trong đất đá hoặc những khuôn mẫu của sinh vật trong đá,.. hóathạch là bằng chứng trực tiếp nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài đã chết với các loài đang sống. Các nhà khoa học nhận thấy các loài hoáthạch được tìm thấy ở các địa tầng càng gần mặt đất thì hoá -thạch càng có nhiều đặc điểm giống với các loài đang sinh sống trên mặt đất tại nơi tìm thấy hoá-thạch.
Bài 2: Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
Tuổi của các hoá thạch thường được xác định bằng các đồng vị phóng xạ có trong hoá-thạch hoặc trong các lớp đất đá chứa hóa-thạch. Người ta hay dùng l4C hoặc uranium 235 đế xác định tuổi hoá-thạch.
Bài 3: Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?
Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì cùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất. sóng thần… dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vât.
Bài 4: Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?
– Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào kỉ Jura, đại Trung sinh. Khi hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp.
– Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào đại Trung sinh, phân bố đại lục và dại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2.
Bài 5: Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới và ta có thể làm gì đế ngăn chặn nạn đại diệt chủng sắp tới do con người gây ra?
Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại.
– Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái học, đe dọạ sự tuyệt chúng của nhiều loài sinh vật. Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên, bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừng… xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.