06/02/2018, 10:09

Bài 29 -Lựa chọn trật từ từ trong câu (tiếp theo)

Hướng dẫn Bài tập 1 a) Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến: trong đoạn trích, các hoạt động được liệt kê theo thứ tự trước sau, việc này nối tiếp việc kia. ...

Hướng dẫn

Bài tập 1

a) Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến: trong đoạn trích, các hoạt động được liệt kê theo thứ tự trước sau, việc này nối tiếp việc kia. Trong công tác vận động quần chúng, trước tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng rồi mới tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng và kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b) Đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa: Trong đoạn trích, các hoạt động được liệt kê xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn, còn bán vàng hương là việc phụ, việc làm thêm trong những phiên chợ chính.

Bài tập 2

a) Ở tù

b) Vốn tự vựng ấy

c) Còn một trâu và một thúng gạo

d) Trong mười năm ấy

Trong sự thắng lợi ấy

Các cụm từ này được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.

Bài tập 3

a) Lom khom dưới núi

Lác đác bên sông

Nhớ nước đau lòng

Thương nhà mỏi miệng

b) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Việc đảo trật tự thông thường của các từ trên nhằm mục đích nhân mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.

Bài tập 4

Ở cả hai câu a và b, phụ ngữ của động từ thấy đều là cụm C-V. Trong câu a, cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước, nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật. Trong câu b, cụm C-V làm phụ ngữ, có vị ngữ đảo lên trước, đồng thời từ trịnh trọng lại đặt trước động từ (từ này chỉ cách thức hoạt động nêu ở động từ. Cách viết như thế nhằm nhấn mạnh sự “làm bộ làm tịch” của nhân vật.

Đọc kĩ đoạn văn bên dưới, nhất là câu cuối cùng của đoạn trích, chúng ta thấy chọn câu b để điền vào chỗ trống là thích hợp hơn cả.

Bài tập 5

Xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm: năm từ này có rất nhiều cách sắp xếp trật tự. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy rõ là cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất. Bởi lẽ cách sắp xếp đó đã đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre đúng trình tự miêu tả trình bày trong bài văn của ông.

Bài tập 6

Học sinh tự viết một đoạn văn ngắn về một trong hai đề tài sau đây:

a) Lợi ích của đi bộ đôi với sức khỏe.

b) Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.

Sau đó ứng dụng kiến thức đã học để giải thích cách sắp xếp trật tự từ một câu trong đoạn văn đã viết.

Mai Thu

0