24/06/2018, 01:09

Bài 29: Chương I. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) – Lịch sử 10

Chủ nghĩa tư bản lên ngôi, thay thế cho chế độ phong kiến cũng là lúc xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến cuối TK XVIII. A. Lý thuyết 1. Cách mạng Hà Lan ...

Chủ nghĩa tư bản lên ngôi, thay thế cho chế độ phong kiến cũng là lúc xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến cuối TK XVIII.

A. Lý thuyết

1. Cách mạng Hà Lan

–       Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế  tư bản chủ nghĩa  phát triển nhất châu Âu.

–       Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.

–       Tháng 8 – 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

–       Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang  Ne dec lan, và đán áp dã    man.

–       Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

–       Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

–       Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành  Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan

–       Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

* Ý nghĩa:

+         Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc

+         Mở đường cho chủ nghĩa tư bản  Hà Lan phát triển.

+         Mở ra thời đại mới – bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

* Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế, chính trị.

2. Cách mạnh tư sản Anh

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

Lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

* Nguyên nhân gián tiếp:

–       Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

–       Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

–       Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm  lực lượng sản xuất  tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ

–       Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.

–       Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.

–       Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở  sự làm giàu của  tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I  đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)

* Nguyên nhân trực  tiếp:

–       Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

–       -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

–       Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc  Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh

b. Diễn biến của cách mạng

+         Năm 1642 – 1648: nội chiến ác liệt (Vua – Quốc hội)

+         Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+         1653-1658:  Crôm -oen  lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

+         Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

Lược đồ diễn biến cách mạng tư sản Anh

c. Ý nghĩa

–       Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho  chủ nghĩa tư bản  ở Anh phát triển.

–       Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ  phong  kiến  sang chế độ tư bản.

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

Sac lơ I

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

Oliver Cromwell (1599-1658)

Cach mang Ha Lan va cach mang Anh

William of Orange

Quân chủ lập hiến:   vua “trị vì” mà không “cai trị”  do không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.

B. Bài tập

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước cách mạng

Trả lời:

Từ đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng, trong đó đã hình thành những trung tâm thương mại nổi tiếng là U-trếch, Am-xtéc-đam, An-véc-pen… Cùng với sự lớn mạnh của công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế.

Câu 2: Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ trong bối cảnh nào ?

Trả lời:

Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

Câu 3: Hãy trình bày chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa

Trả lời:

– Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

– Cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang.

– Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

– Không được tự do buôn bán với các nước khác, không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

—> Làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân.

Câu 4: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan

Trả lời:

Tháng 8 – 1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mà mục tiêu tấn công đầu tiên là Giáo hội – chỗ dựa vững chắc của chính quyền Tây Ban Nha.
Tháng 8 – 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê-đéc-lan, đàn áp dã man những người khởi nghĩa, nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.
Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được các tỉnh phía bắc. Một số quý tộc tư sản hoá ở Nê-đéc-lan bất mãn với tầng lớp thống trị Tây Ban Nha đã đứng về phía quân khởi nghĩa, nắm quyền lãnh đạo phong trào.
Tháng 1 – 1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc họp hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại. Đạo Can-vanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tiếp đó, tháng 7 – 1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất. Hội nghị các đảng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan được thống nhất thành một nước cộng hoà với tên gọi Các tỉnh liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp và thủ đô là Am-xtéc-đam). Song, chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Nhân dân Hà Lan phải tiếp tục đấu tranh. Mặc dù Hiệp định đình chiến giữa Tây Ban Nha và Hà Lan đã được kí kết vào năm 1609, song mãi đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.
Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc để lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Hà Lan vẫn có ý nghĩa báo hiệu một thời đại mới – thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.

Câu 5: Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII , nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ sau đó được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10

Bài học trên đây chúng tôi đã trình bày về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản ở một số nước tiêu biểu trên thế giới. Chúc các bạn có một kì thi đạt kết quả cao!

0