Từ đồng âm
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Những từ đồng âm (ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá ) có mối quan hệ gì với nhau không? (Những từ đồng âm vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ gì với nhau). 2. Vì sao hình thức âm thanh của những từ này lại ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Những từ đồng âm (ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá) có mối quan hệ gì với nhau không? (Những từ đồng âm vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ gì với nhau).
2. Vì sao hình thức âm thanh của những từ này lại giống nhau? (Hình thức âm thanh của những từ này giống nhau là ngẫu nhiên).
3. Làm sao có thể phân biệt được từ này với từ kia? (Dựa vào ngữ cảnh để nhận biết nghĩa của từng từ, để phân biệt từ nọ với từ kia. Ngữ cảnh có thể là một ngữ, một câu, một đoạn, thậm chí là một bài). Ví du:
– Ngữ cảnh là một ngữ,cất vó (1), cất rượu, (2)…
Ngữ cảnh là một câu:Con ngựa đá (1) con ngựa đá (2).
– Ngữ cảnh là đoạn, bải:
"Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chổng lợi chăng? (1)
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi (2) thì có lợi (2) nhưng răng không còn" (Ca dao)
4. Làm thế nào để phân biệt từ đồng âm với những từ không phải là từ dồng âm, nhưng dễ lẫn với từ đồng âm, như: từ nhiều nghĩa (ví dụ: ăn cơm, ăn ảnh, ăn lời; tàu ăn hàng; sơn ăn mặt…), các từ chuyển loại (vi dụ: cày ruộng bằng cày; xe một xe cát…)? (Trong từ nhiều nghĩa và các từ chuyển loại (từ loại), các từ và các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau. Còn trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng).
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. – Muốn tìm được từ đồng âm với mỗi từ cho sẵn, trước hết, em đọc lại đoạn dịch thơ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (từ đầu đến "Quay về, chống gậy lòng ấm ức") để hiểu được nghĩa trong bài thơ của từng từ cho sẵn: thu: mùa thu; cao: chiều cao; ba: số ba; tranh: cổ tranh; sang: di chuyển sang; nam: phía nam; sức: sức lưc; nhè: nhằm vào; tuốt: thẳng một mạch; môi: đôi môi.
Ngoài ra, cần tham khảo ví dụ mẫu nêu trong bài tập để nắm được cách làm.
cao 1: chiều cao; ba 1: số ba; tranh 1: cỏ tranh;
cao 2:cao hổ cốt; ba 2: ba má tôi; tranh 2: tranh phong cảnh
sang 1: di chuyển sang; nam 1: phía nam
sang 2: người sang kẻ hèn; nam 2: học sinh nam
sức 1: sức lực; nhè 1: nhằm vào
sức 2: tờ sức; nhè 2: khóc nhè
tuốt 1: thẳng một mạch; môi 1: đôi môi
tuốt 2: tuốt lúa; môi 2: cái môi múc canh
2. a) Muốn biết các nghĩa khác nhau của từ cổ (danh từ), em tra từ điển tiếng Việt. Sau đó, em tìm mốì quan hệ giữa các nghĩa khác nhau của từ cồ.
Cụ thể, từ cổ có các nghĩa cơ bản sau:
– Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân (hươu cao cổ).
– Bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân (cổ ao sơ mi; cổ yếm; giày cao cổ)
– Bộ phận của đồ vật, nốì liền thân với miệng ở một số đồ đựng (cổ chai, cổ lọ,…).
Em tự chỉ ra mối quan hệ giữa các nghĩa nói trên của từ cổ.
b) Sau đó, em tìm từ đồng âm với từ cổ? (danh từ). Ví dụ: ngôi tháp cổ [cổ (tính từ) có nghĩa là xưa, cũ]
3. Trước khi đặt câu, em cần nắm nghĩa của từng từ. Sau đó, dựa vào nghĩa của từ, em đặt câu trong đó sử dụng cả hai từ đồng âm cho sẵn.
– Cụ thể, nghĩa của các từ như sau:
bàn l: cái bàn; bàn 2: bàn bạc.
sâu Ị: con sâu; sâu 2: chiều sâu (từ bề mặt đến đáy).
năm 1: năm tháng; năm 2: số sau số 4, trước số 6.
– Em tham khảo các câu sau để đặt câu của mình:
+ Các bạn ngồi vào bàn để bàn công việc.
+ Mấy con sâu bị rơi xuống hố sâu.
+ Năm nay, Bích Vân vừa tròn năm tuổi.
4. – Đây là câu chuyện hư câu nhưng hợp lí và thú vị. Nếu là viên quan xử kiện, em chỉ cần thêm một vài từ để làm rõ nghĩa từ vạc 1 (cái vạc bằng đồng). Từ đó, chỉ ra cách nói lập lờ của anh chàng nọ, khéo sử dụng từ đồng âm để từ chốĩ trả lại cái vạc cho người hàng xóm là không châp nhận được.
– Ví dụ: Viên quan có thể nói: "Vạc của ông hàng xóm là cái vạc bằng đồng cơ mà?" hay: " Cái vạc bằng đồng của người ta rất có giá, sao lại đền người ta bằng hai con cò chẳng mấy giá trị gì thế?"… Hoặc viên quan xử kiện yêu cầu hai bên trong lời đôi đáp phải nói thật rõ: cái vạc bằng đồng, con cò.
Mai Thu