Bài 28 – Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài 28 – Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Hướng dẫn I. YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Đọc các đoạn văn (a), (b) và trả lời các câu hỏi: 1. Đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng ...
Bài 28 – Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Hướng dẫn
I. YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Đọc các đoạn văn (a), (b) và trả lời các câu hỏi:
1. Đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả bởi vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà tác giả nhằm đạt tới.
Ở hai trích đoạn trên, có kể về một thủ đoạn bắt lính và có mô tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính nhưng Nguyễn Ái Quốc nhằm mục đích chủ yếu là vạch trần sự hung bạo giả dối của thực dân trong chiêu bài “mộ lính tình nguyện”. Hai trích đoạn đó vì thế phải nằm trong số những văn bản được tạo dựng nhằm làm rõ đúng hay sai. Nghĩa là đó phải là những đoạn văn nghị luận. Còn tự sự, miêu tả hay biểu cảm cũng chỉ là những yếu tố trong hai đoạn trích trên mà thôi.
Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác, chắc chắn chúng ta không thể lường hết việc mộ lính “tìnhnguyện” đã gây ra sự nhũng lạm đến mức nào!
Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta cũng khó mà hình dung được sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” của bọn thực dân Pháp.
Từ việc tìm hiểu trên đây, đủ thấy các yếu tố tự sự miêu tả đã góp phần giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn nghị luận được cụ thể, rõ ràng, sinh động hơn và do đó sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
2. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
a) Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
Mẹ chàng Trăng… những vầng sáng bạc
Còn nàng Han… quân đội của người Kinh
Tác giả kể lại câu chuyện về Chàng Trăng và Nàng Han dùng làm luận cứ nhằm chứng tỏ rằng hai truyện cổ của dân tộc miền núi đó có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
Tác giả không kể lại toàn bộ hai chuyện Chàng Trăng, Nàng Han mà chỉ kể kĩ những chi tiết như chàng Trăng không nói không cười, chàng cưỡi ngựa đá, sau khi thắng kẻ thù chàng bay lên mặt trăng, còn nàng Han thành tiên trên trời sau khi thắng giặc. Đó là những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm của tác giả.
3. Từ việc tìm hiểu trên, ta thấy khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý chi chọn các yếu tố phục vụ cho việc làm rõ luận điểm của bài văn.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Trong đoạn văn nghị luận được dẫn của Lê Trí Viễn, yếu tố tự sự miêu tả được sử dụng khéo léo, nhuần nhuyễn. Yếu tố tự sự nhằm làm sáng rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ lúc đó.
Còn yếu tố miêu tả nhằm giúp người đọc hình dung cụ thể hơn khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của thi sĩ – người tù. Qua đó người đọc cảm nhận rõ nét hơn chiều sâu của một tâm tư. Với bao nhiêu tình cảm dào dạt trước trăng, trước đêm, trước cái đẹp được chứa đựng trong sự lặng im.
Bài tập 2
Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài: Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, em sẽ vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự. Miêu tả nhằm gợi lại nét đẹp của loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tự sự lúc cần kể lại kỉ niệm về bài ca dao trên chẳng hạn.
Mai Thu