06/02/2018, 10:09

Bài 13 – Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Bài 13 – Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Hướng dẫn I. DẤU NGOẶC ĐƠN 1. Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng dể làm gì? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích: a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai ...

Bài 13 – Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Hướng dẫn

I. DẤU NGOẶC ĐƠN

1. Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng dể làm gì?

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:

a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.

b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.

c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không?

Phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.

• Ghi nhớ: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.

II. DẤU HAI CHẤM

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để đánh dấu:

a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choát và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).

b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).

c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.

• Ghi nhớ: Dấu hai chấm (:) dùng để:

– Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung giải thích thuyết minh cho một phần trước đó.

– Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

III. LUYỆN TẬP

♦ Bài tập 1

1. Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn

a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại thư.

b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

c) Dấu ngoặc đơn được dùng ở hai chỗ. Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích (có phần này thì không có phần kia): người tạo lập văn bản hoặc là người viết, hoặc là người nói. Cách dùng này của dấu ngoặc đơn thường gặp trong các đề thi như:

Anh (chị) hãy giải, thích ý nghĩa cân tục ngữ. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm

a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.

b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

3. Được. Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.

4. – Được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.

– Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô) và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước" không thể coi là thuộc phần chú thích.

Lưu ý: Chỉ trong nhưng trường hợp bỏ phần do dấu hai chấmđánh dấu mà phần còn lại cần có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng ngoặc đơn.

5. Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. Giáo viên yêu cầu học sinh sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn.

Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài tập này nhằm lưu ý học sinh phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.

Mai Thu

0