Bài 26 – Cách làm bài văn lập luận giải thích
Bài 26 – Cách làm bài văn lập luận giải thích Hướng dẫn I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Xem kĩ phần hướng dẫn làm bài trong SGK Ngữ văn 7 tập ...
Bài 26 – Cách làm bài văn lập luận giải thích
Hướng dẫn
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Xem kĩ phần hướng dẫn làm bài trong SGK Ngữ văn 7 tập hai.
Ghi nhớ:
* Muốn làm bài văn nghị luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
* Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận phù hợp.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
* Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
II. Luyện tập
Viết thêm cách kết bài khác cho đề trên:
– Kết bài: Mỗi người ở đời đều cần phải ra sức học hỏi để tiến bộ. Có nhiều cách học hỏi khác nhau như đến trường là để học thầy, nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản trong từng cấp học; đọc sách là một cách tự học để mở mang trí tuệ, còn đi xa nơi này, nơi khác là để có được kinh nghiệm sống, có hiểu biết thêm về con người, về cuộc sống. Những kiến thức thực tế đó cũng rất cần thiết và bổ ích cho mỗi chúng ta. Đó chính là “sàng khôn” ta học được sau khi đã “đi một ngày đàng”.
– Kết bài: Tục ngữ không chỉ bổ sung cho ta những hiểu biết về thiên nhiên, thời tiết, về trồng trọt chăn nuôi mà còn giúp ta thêm nhiều kinh nghiệm sống đáng quý. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" cũng là một trong những kinh nghiệm sống đáng quý đó.
Mai Thu