06/02/2018, 10:07

Bài 26 – Hội thoại

Bài 26 – Hội thoại Hướng dẫn I. VAI TRÒ XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI Đọc đoạn trích của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi: 1. Hai nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích này có quan hệ gia tộc: người cô của bé Hồng là người vai trên, bé Hồng là người vai dưới. 2. Cách đối xử của ...

Bài 26 – Hội thoại

Hướng dẫn

I. VAI TRÒ XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI

Đọc đoạn trích của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

1. Hai nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích này có quan hệ gia tộc: người cô của bé Hồng là người vai trên, bé Hồng là người vai dưới.

2. Cách đối xử của người cô là thiếu thành tâm thiện ý, không thể hiện được thái độ đúng mực phù hợp với quan hệ ruột rà của người trên đối với người dưới.

3. Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép là:

– Cúi đầu không đáp;

– Lại im lặng cúi đầu xuống đất;

– Cười dài trong tiếng khóc;

– Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

Bé Hồng phải kìm nén sự bất bình của mình vì bé là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn khi thì nghiêm khắc phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước của tướng sĩ, khi thì khoan dung, chân tình chỉ bảo họ. Có lúc ông dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”. Trần Quốc Tuấn mỉa mai chế giễu: “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”, “chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”…

Bên cạnh đó, Trần Quốc Tuấn cũng chỉ ra những việc đáng làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo “tập dượt cung tên khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Ông còn khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung giữa chủ tướng với tướng sĩ: “lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười…”.

Bài tập 2

Về địa vị xã hội, ông giáo đúng là người có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như lão Hạc. Nhưng về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn, tuổi tác lớn hơn.

Ông giáo tiếp chuyện với lão Hạc lời lẽ thật ôn tồn. Ông còn thân mật nắm lấy -vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng gộp hai người là ông con mình (cho thấy sự kính trọng người lớn tuổi); xưng là tôi (cho thấy sự bình đẳng).

Lão Hạc gọi người tiếp chuyện với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (cho thấy sự tôn trọng, đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình. Cách nói cũng xuề xoà (Nói đùa thế) cho thấy sự thân tình.

Tuy nhiên qua cách nói của lão Hạc ta thấy rõ tâm trạng không được vui và sự giữ ý của lão, trong câu nói vẫn hàm chứa một nỗi buồn: cười thì chỉ cười đưa đà, cười gượng. Vì giữ ý nên lão thoái thác chuyện ở lại, ăn khoai uống nước với ông giáo. Những chi tiết vừa nói rất đúng với tâm trạng của lão Hạc khi đó và đúng với tính khí của lão.

Bài tập 3

MÌNH BẬN HỌC

Vô-lô-đi-a đang chuẩn bị bài thì một bạn đến rủ đi bắn chim vì cậu ta vừa được bố mua cho một khẩu súng nước. Khẩu súng mới, điều đó thật hấp dẫn! Nghe bạn nói, Vô-lô-đi-a đứng dậy mở toang cửa sổ, ló đầu ra ngoài và hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khẩu súng.

Nhưng rồi Vô-lô-đi-a trả lời bạn với vẻ luyến tiếc:

– Mình bận học, không đi được!

Cậu bạn châm chọc:

– Học gạo để lấy điểm năm à?

– Mình không học gạo mà là học, học không phải vì điểm, hiểu không?

– Mai chủ nhật tha hồ mà học!

Vô-lô-đi-a bắt đầu lưỡng lự vì lời bàn đó của bạn. Nhưng chợt nghĩ đến bài vẫn chưa chuẩn bị xong, Vô-lô-đi-a trả lời dứt khoát:

– Không, mai chúng ta sẽ đi từ sáng, còn hôm nay thì không.

Sau đó, Vô-lô-đi-a đóng của sổ lại.

Theo báo Người giáo viên nhân dân

Vai xã hội: bạn học tuổi nhỏ.

Cách đối xử với nhau: thân mật, thẳng thắn…

Mai Thu

0