06/02/2018, 10:07

Bài 27 – Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Bài 27 – Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Hướng dẫn Giải quyết đề C: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình. Bài tham khảo Mở bài: Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ông là một trong số ít người có ...

Bài 27 – Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Hướng dẫn

Giải quyết đề C:

Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình.

Bài tham khảo

Mở bài: Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Sống chết mặc bay chính là tác phẩm thành công nhất của ông. Vậy tại sao ông lại đặt tên cho tác phẩm này là Sống chết mặc bay?

Thân bài: Sống chết mặc bay nguyên là vế đầu của câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Câu này nói về thái độ vô trách nhiệm của những loại thầy dởm trong xã hội như thầy lang băm, thầy cúng, thầy phù thủy… Bọn này khi thấy các gia đình có người ốm đau thường tìm đến xin chữa bệnh. Nhưng chúng chẳng có thực tài mà chỉ có những thủ đoạn lừa dối bịp bợm trổ ra để moi tiền bạc của chủ nhân. Khi đã quơ được một số tiền kha khá thường tìm đường chuồn cho nhanh bỏ mặc con bệnh nằm chờ thần Chết mang đi. Bởi vậy mới có câu: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

Phạm Duy Tốn mượn vế đầu của câu tục ngữ trên để đặt tên cho tác phẩm của mình cũng là để nói rằng: bọn quan lại làm tay sai cho Pháp thời ông đương sống phần lớn cũng chỉ là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, chẳng quan tâm gì đến nỗi khổ đau của dân chúng mà lo vơ vét cho nhiều bạc, nhiều tiền, rồi lao đầu vào các cuộc ăn chơi đàng điếm, bạc bài để thỏa mãn thú đam mê của bản thân.

Trong truyện này, bản chất hách dịch, vô trách nhiệm, vô lương tâm, tàn nhẫn, bất nhân của tên quan đã được đưa lên tới điểm cao tột đỉnh.

Trong khi dân chúng lăn lộn trong bùn nước để lo cứu đê, giữ lấy ruộng đồng, làng xóm và đời sống, tính mạng của bao người thì hắn, với cương vị là quan phụ mẫu về địa phương để hộ đê, vẫn ngồi ung dung trên sập đánh bài, không hề quan tâm gì tới đê điều, không hề bận trí về nạn lụt đang xảy ra. Hắn chỉ tập trung tâm lực lo cho nước bài, canh bạc.

Đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu thì hắn hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn!

Kết bài: Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay. Càng đi sâu vào câu truyện ta càng thấm thía cái ý nghĩa vừa mỉa mai vừa căm phẫn chứa chất trong bốn chữ Sống chết mặc bay.

Mai Thu

0