Kiểm tra về truyện trung đại
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Ôn tập những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: – Những thể loại chủ yếu. – Giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. II – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 1. Bảng thống kê: STT TÊN VĂN BẢN ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Ôn tập những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam:
– Những thể loại chủ yếu.
– Giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
II – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
1. Bảng thống kê:
STT |
TÊN VĂN BẢN (ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM) |
TÁC GIẢ |
NỘI DUNG CHỦ YẾU |
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT |
1 |
Chuyện người con gái |
Nguyễn Dữ |
Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. |
Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật ; nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn. |
2 |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh |
Phạm Đình Hổ |
Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến. |
Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn. |
3 |
Hoàng Lê nhất thống chí |
Ngô gia văn phái |
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. |
Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. |
4 |
Truyện Kiều |
Nguyễn Du |
Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người. |
Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc. |
5 |
Truyện Lục Vân Tiên |
Nguyễn Đình Chiểu |
Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài. |
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động. |
2. Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:
– Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều).
– Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thúy Kiều); vẻ đẹp về tâm hồn; sự hiếu thảo, thuỷ chung (Vũ Nương, Thúy Kiều); khát vọng tự do, công lí (Thúy Kiều).
3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:
– Ăn chơi xa hoa, truy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
– Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).
– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).
4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
– Nguyễn Huệ:
+ Lòng yêu nước nồng nàn;
+ Quả cảm, tài trí;
+ Nhân cách cao đẹp.
– Lục Vân Tiên:
+ Lí tưởng đạo đức cao đẹp;
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia và quan niệm đạo đức của nhân dân.
5. Nguyễn Du và Truyện Kiều:
– Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống về văn học.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 -1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Mai Thu