06/02/2018, 10:06

Đồng chí

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926 – 2007), quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926 – 2007), quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, là một bài thơ tiêu biểu viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Dòng thứ bảy của bài thơ chỉ có một từ “!”. Mạch cảm xúc của bài thơ trình bày theo cách khái quát từ riêng (từ mỗi cá thể anh và tôi đến chung, mà nét chung nhất là thành đồng chí). Trước và sau từ “đồng chí” đều trình bày như vậy. Có thể chia bài thơ thành hai phần. Mười bảy câu thơ đầu tiên nói về cơ sở hình thành và phát triển của tình đồng chí. Ba câu thơ còn lại nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ mang tình đồng chí chiến đấu vì vầng trăng đất nước hoà bình.

2. Cơ sở để hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo, họ gặp nhau bởi cùng chung lòng yêu nước, chung sự thiếu thốn của người lính ngày đầu kháng chiến. Chung quê nghèo nên dễ cảm thông. Chung đơn vị nên từ xa lạ trở nên quen biết gần gũi: Súng bên súng đầu sất bên đầu. Chung thiếu thốn nên đắp chung chăn, thành đôi tri kỉ.

3. Những hình ảnh, chi tiết thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính một cách cụ thể:

– Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

– Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

– Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

– Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.

Những hình ảnh, chi tiết ấy cho thấy người lính chung nhau rất nhiều điều. Ngoài tinh thần yêu nước, lí tưởng cách mạng, họ còn chung nhau, sẻ chia với nhau những lúc thiếu thốn, những khi ốm đau, và cả những hiểm nguy khi đánh giặc. Đúng là tinh thần đồng cam cộng khổ “Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết” (Giá từng thước đất – Chính Hữu). Những hình ảnh chi tiết ấy vừa cắt nghĩa vì sao tình đồng chí trở nên thiêng liêng, cao đẹp, vừa cho thấy sức mạnh của những người chiến sĩ chân đất áo nâu. Thiếu thốn, bệnh tật, gian khổ càng làm cho họ gắn bó thành một khối với sức mạnh lớn lao, chủ động đánh giặc và giành thắng lợi.

4. Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Không gian trong khổ thơ là một không gian rộng với ba tầng: trên cao là vầng trăng, khoảng giữa là khẩu súng và tầng tháp là người chiến sĩ lẫn trong rừng hoang. Thật ra đây là hình ảnh có tính chất tượng trưng. Người lính, dù là đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới không thể cao hơn cây rừng, càng không thể để mũi súng nhô lên trên nền trời. Nhà thơ muốn dùng hình ảnh lãng mạn, tượng trưng để dựng lên tượng đài người chiến sĩ. Họ sát cánh, chủ động trong chiến đấu. Tình đồng chí là nguồn sáng, là sức mạnh của họ. Và họ chiến đấu chống giặc là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì vầng trăng hoà bình của đất nước.

5. Bài thơ về tình đồng đội của những người lính được mang tên là đồng đội mới chỉ là cùng đơn vị, cùng đội ngũ còn đồng chí là cùng một chí hướng, cùng chung lí tưởng. là một từ rất mới mẻ, chỉ được dùng nhiều sau cách mạng. chính là nói đến tình cảm mới mẻ đó, nó còn cao hơn tình tri kỉ (tình cảm rất đẹp của người xưa), nó là tình cảm của cả một đội quân: quân đội nhân dân Việt Nam.

6. Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp là một hình ảnh rất giản dị, mộc mạc nhưng rất đẹp. Các anh thiếu về trang bị: không có giày, quần áo rách, thiếu chăn, bệnh tật sốt rét làm hại sức khoẻ các anh. Nhưng tình cảm đùm bọc thương yêu và gắn bó rất cao. Các anh đã hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhau ở hậu phương, biết được niềm tin của quê hương gửi trọn nơi người lính ra mặt trận, vì vậy các anh đoàn kết gắn bó và sát cánh bên nhau đánh giặc. Tình đồng chí đoàn kết gắn bó là sức mạnh tinh thần của các anh, giúp các anh chiến thắng kẻ thù.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

2. Xem lại câu 4 (phần Đọc – hiểu văn bản), suy nghĩ để viết một đoạn văn theo hình thức phát biểu cảm nghĩ.

Mai Thu

0