Bài 14 – Ôn tập văn biểu cảm
Bài 14 – Ôn tập văn biểu cảm Hướng dẫn GỢI Ý LÀM CÁC BÀI TẬP 1. Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đốì tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được nó thì văn bản biểu cảm miêu tả đôi tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm châ’t của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc ...
Bài 14 – Ôn tập văn biểu cảm
Hướng dẫn
GỢI Ý LÀM CÁC BÀI TẬP
1. Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đốì tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được nó thì văn bản biểu cảm miêu tả đôi tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm châ’t của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Chính vì vậy, văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2. Nếu văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, một sự việc có diễn biến nguyên nhân kết quả thì văn biểu cảm của tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc.
Chính vì vậy, tự sự trong văn biểu cảm thường hồi tưởng những sự việc trong quá khứ những sự việc để lại ấn tượng sâu sắc, chứ không cần đi sầu vào nguyên nhân, kết quả.
3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho người viết bộc lộ tình cảm. Nếu không có tự sự, miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ không cụ thể bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
4. Với đề bài văn biểu cảm: Cảm nghĩ mùa xuân ta có thể thực hiện bài làm qua các bước sau:
– Tìm hiểu đề.
– Lập ý (xác định biểu hiện những tình cảm gì, đốì với nghĩa hợp cảnh gì).
– Lập dàn bài.
– Viết thành bài.
– Đọc lại và sửa chữa.
Cảm nghĩ mùa xuân có thể có các ý nghĩa sau:
– Mùa đem lại một tuổi mới. Đối với thiếu nhi, thiếu niên, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành.
– Mùa đâm chồi nảy lộc, sinh sôi nảy nở của thực vật và muôn loài.
– Mùa mở đầu cho một năm, một dự trù, một hoạch định…
5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
Đúng là ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ.
Mai Thu