Bài 12 – Treo biển
Bài 12 – Treo biển Hướng dẫn I. ĐỌC – HIỂU BÀI VĂN Đọc kĩ bài văn và phần Chú thích. 1. Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố? Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có ba yếu tố: ở đây chỉ địa điểm; có bán chỉ rõ công việc giao dịch; ...
Bài 12 – Treo biển
Hướng dẫn
I. ĐỌC – HIỂU BÀI VĂN
Đọc kĩ bài văn và phần Chú thích.
1. Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có ba yếu tố: ở đây chỉ địa điểm; có bán chỉ rõ công việc giao dịch; cá tươi chỉ rõ mặt hàng.
Như vậy là mỗi yếu tố có một vai trò riêng: yếu tố đầu chỉ rõ địa điểm; yếu tố thứ hai chỉ rõ công việc; yếu tố thứ ba chỉ ra mặt hàng.
2. Bốn người đã "góp ý" về cái biển của cửa hàng.
Nhận xét: ý kiến nào cũng có vẻ hợp lý. Nhưng suy nghĩ kĩ thì chỉ người thứ nhất góp ý là đúng hơn cả và bỏ chữ tươi đi là phải.
Còn như nếu bỏ hai chữ "ở đây" thì chỉ còn ba chữ "có bán cá”, cách nói này nghe không ổn; đó là cách nói trống không, nghe có vẻ vu vơ.
Ý kiến thứ ba đòi bỏ hai chữ "có bán" đi cũng không hay vì như thế tấm biển chỉ còn lại một chữ "cá", nghe càng cộc lốc và vu vơ hơn.
Ý kiến thứ tư đòi bỏ hẳn tấm biển đi cũng không đúng vì vấn đề ở đây là cần bàn xem đề bảng như thế nào chứ không phải là bàn về chuyện có treo bảng hay không treo bảng.
Tóm lại treo biển là một cách thông báo của chủ cửa hàng với khách hàng thi lời thông báo dù ngắn gọn cũng phải đầy đủ, rõ ràng.
3. Trong truyện này, những chi tiết gây cười là mỗi lần nghe góp ý, người chủ cửa hàng lại bỏ ngay đi một, hai chữ.
Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất khi chủ cửa hàng bỏ hẳn tấm biển đi, vì mục đích treo biển của anh ta là để thông báo về cửa hàng của mình, mong mọi người biết rõ mà đến mua hàng, bây giờ lại bỏ hẳn tấm biển đi là đã tự mình mâu thuẫn với mình, làm hai việc trái hẳn nhau.
4. Ý nghĩa của truyện: Truyện này nhắc mọi người khi làm gì cũng phải có chủ ý của mình, không nên dễ dàng ngả theo ý kiến của người khác tới mức tự mình lại phản bác lại mình.
II. LUYỆN TẬP
– Nếu nhà hàng nhờ làm lại cái biển, ta chỉ cần ghi bốn chữ như sau là đủ: "Cửa hàng bán cá".
Sau đó nếu có ai góp ý thêm bớt gì cũng mặc họ.
– Qua truyện này ta thấy: cách dùng từ phải được cân nhắc để dùng sao cho đủ, cho đúng và thật thích hợp với nội dung cần thông báo.
Tóm tắt:
- Bước đầu nắm được định nghĩa của truyện cười.
- Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
Chú ý:
- Hiểu thế nào là truyện cười. Hiểu nội dung, ý nghĩa của những truyện trong bài học.
- Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được các truyện này.
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
- Nắm được đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.
Mai Thu