06/02/2018, 00:34

Bài 11 – Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Bài 11 – Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Hướng dẫn I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ♦ Bài tập 1 Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ: ♦ Bài tập 2 Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ như dưa (chuột), (con) chuột ...

Bài 11 – Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Hướng dẫn

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

♦ Bài tập 1

Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ:

♦ Bài tập 2

Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ như dưa (chuột), (con) chuột (một bộ phận của máy vi tính).

Phát triện từ vựng bằng hình thức tăng số lượng các từ ngữ:

Cấu tạo thêm từ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi.

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-net, côta, (bệnh dịch) sars.

♦ Bài tập 3

Nếu không có phát triển nghĩa của từ thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa. Chuyện đó không bao giờ có. Bởi vì bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều phát triển theo các hình thức đã nêu trên sơ đồ. Có như thế mới đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày một tăng của người bản ngữ.

II. TRAU DỒI VỐN TỪ

♦ Bài tập 1

– Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi vốn từ của mỗi cá nhân.

– Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng là việc làm thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

♦ Bài tập 2

Giải thích nghĩa các của các từ ngữ:

– Bách khoa toàn thư: Từ điển ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên nước mình.

Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (động từ): bản thảo đưa cho người có trách nhiệm thông qua (danh từ).

Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.

Hậu duệ: con cháu của người đã chết.

Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

– Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.

III. THUẬT NGỮ

♦ Bài tập 1

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản, kĩ thuật, công nghệ.

Bài tập 2

Thời đại chúng ta đang sống là một thời đại khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng mãnh liệt đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Dân trí ngày một được nâng cao trình độ nhu cầu giao tiếp và mở mang kiến thức, kiến văn của mọi người ngày một phát triển. Tất nhiên, trong tình hình như thế thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.

IV. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Khái niệm: Học sinh tự nêu (xem lại bài đã học ở các lớp dưới)

♦ Bài tập 2

Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ ngữ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ ngữ này thuộc phương ngữ miền Trung được sử dụng nhiều ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

Mẹ Suốt là một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên được Tố Hữu sử dụng đã góp phần thể hiện chân thực và sống động hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm nghĩ suy tính cách của một người mẹ trên vùng quê đó làm tăng sự lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm.

♦ Bài tập 3

Trong những tác phẩm văn học đã học ở học kì 1 lớp 9 thì Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu dùng nhiều từ ngữ địa phương hơn cả.

Về tác dụng của những từ ngữ này trong việc thể hiện nội dung tác phẩm xem lại bài tập 2 bên trên.

♦ Bài tập 4

Học sinh nhớ lại hàng ngày mình có dùng những từ ngữ thuộc biệt ngữ xã hội không. Nếu có thì viết một số từ ngữ đó.

V. TỪ TƯỢNG THANH VÀ TƯỢNG HÌNH

1. Khái niệm

Học sinh tự ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình đã học ở các lớp dưới.

♦ Bài tập 2

Những loài vật có tên gọi là từ tượng thanh mèo, bò, tắc kè, (chim) cu.

Bài tập 3

Những từ tượng hình là lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. Những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.

VI. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

♦ Bài tập 1

Học sinh tự ôn lại các khái niệm:

– So sánh

– Hoán dụ

– Nói tránh

– Ẩn dụ

– Nói giảm

– Điệp ngữ

– Nhân hóa

– Nói quá

– Chơi chữ

♦ Bài tập 2

Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ trong Truyện Kiều.

a) Ẩn dụ: hoa, cánh chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng, cây, lá chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.

b) So sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.

c) Nói quá: Thúy Kiều đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Không chỉ đẹp, Kiều còn có tài Một hai nghiêng nước, nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nhờ biện pháp nói quá, tác giả đã thể hiện đầy ấn tượng một Thúy kiều tài sắc vẹn toàn.

d) Nói quá: Gác Quan Âm khi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Nhờ cách nói quá, tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và chàng Thúc.

e) Chơi chữ: tàitai.

♦ Bài tập 3

Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ, đoạn văn.

a) Điệp ngữ: còn, từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là say đắm vì tình. Một cách nói mãnh liệt mà kín đáo.

b)Nhân hóa: nhàn, ngắm. Ánh trăng được nhân hóa thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ đó thiên nhiên trở nên sống động hơn, có hồn và gắn bó với con người hơn.

c) Ẩn dụ tu từ: Từ mặt trời trong câu 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó giữa đứa con với mẹ: đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

d) So sánh tu từ: hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em) hai miền đất (Nam và Bắc) hai hướng (Đông và Tây) của một dải rừng, gắn bó keo sơn không gì cắt chia được.

e) Ẩn dụ tu từ: Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.

g)Điệp từ ngữ và nhân hóa: Những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại và tác giả cũng nhân hóa tre nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Điệp ngữ cũng làm cho câu văn nhịp nhàng. Nhân hóa làm cho cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.

♦ Bài tập 4

Những phép nói có sử dụng biện pháp nói quá:

chưa ăn đã hết

– một chữ bẻ đôi không biết

– rụng rời tay chân

– tiếc đứt ruột

– nghĩ nát óc

– một tấc đến trời

– cười vỡ bụng

– tức lộn ruột

– ngáy như sấm

– đứt từng khúc ruột

Mai Thu

0