06/02/2018, 00:34

Bài 12 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bài 12 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Hướng dẫn ♦ Bài tập 1 Học sinh viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó chính mình đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. Có thể tham khảo đoạn văn trích ở bài tập 2. Một học ...

Bài 12 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Hướng dẫn

♦ Bài tập 1

Học sinh viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó chính mình đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.

Có thể tham khảo đoạn văn trích ở bài tập 2.

Một học sinh xấu tính của Ét-môn-đô-dơ A. mi-xi cách phát biểu lập luận.

Gợi ý thêm:

– Thời gian, địa điểm, người điều khiển buổi sinh hoạt lớp.

– Nội dung buổi sinh hoạt lớp. Vì sao em lại phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.

– Em đã thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào? (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích).

♦ Bài tập 2

Trong hai câu đầu đoạn văn:

“Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu. Tôi ghét thằng này vì nó là một người xấu bụng", nhân vật “tôi" đã đưa ra một nhận xét chung về Phran-ti-đơ là một người xấu tính. Có thể nói đây là một cách nêu vấn đề trực tiếp. Sau đó để chứng minh điều này là một loạt ví dụ cụ thể được người kể nêu ra xung quanh những thói xấu của Phran-ti từ tâm lí, tính cách, ngôn ngữ, hành động đến trang phục, sách vở. Như thế nhân vật “tôi" đã dùng phép lập luận chứng minh trong đoạn văn tự sự, để thuyết phục người đọc về một nhận xét của mình.

Dựa vào gợi ý trên học sinh có thể tự làm dàn ý của đoạn văn.

♦ Bài tập 3

Học sinh viết đoạn văn theo đúng yêu cầu. Có thể tham khảo đoạn văn Bà nội của Duy Khán.

Gợi ý thêm:

– Em định kể về ai?

– Người đó đã làm việc gì hay khuyên bảo điều gì sâu sắc khiến em cảm động? Điều đó diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào? Hãy trình bày nội dung cụ thể. Nội dung ấy giản dị mà sâu sắc và cảm động ra sao?

♦ Bài tập 4

Trong các câu cuối của đoạn trích, các yếu tố lập luận được thể hiện ở hai điểm:

– Một là lời nhận xét, suy nghĩ của tác giả trước cách sống của bà nội: “Người ta bảo: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được, u tôi như thế chúng tôi không nỡ hư nỡ hỏng…”.

Hai là thông qua chính lời dạy của người bà:

“Bà bảo u tôi:

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”

Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gẫy. Có khi nó còn bật vỡ mặt mình.”

Những câu trên đều là những điều nhận xét, ý kiến có lập luận rất chặt chẽ. Từ một chân lí (câu tục ngữ) tác giả suy ra các kết luận tất yếu bằng các nhận xét, phán đoán.

Mai Thu

0