05/06/2017, 11:20

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

ĐỊA LÝ 7 BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Phân tích hình 10.1 để thấy môi quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi. Trả lời: - Sản lượng lương thực tăng từ ...

ĐỊA LÝ 7 BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Phân tích hình 10.1 để thấy môi quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi. Trả lời: - Sản lượng lương thực tăng từ 100% lên 110%. - Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100% lên gần 160%. - Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số. - Do vậy, ...

ĐỊA LÝ 7 BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ

 TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

 

I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Phân tích hình 10.1 để thấy môi quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

Trả lời:

- Sản lượng lương thực tăng từ 100% lên 110%.

- Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100% lên gần 160%.

- Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số.

- Do vậy, bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100% năm 1975 xuống 80% năm 1990.

Câu 2. Đọc bảng số liệụ dưới đấy, nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Dân số: tăng từ 360 lên 442 triệu người.

- Diện tích rừng: giảm từ 240,2 xuông 208,6 triệu ha.

- Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á: dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

Câu 3. Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

Trả lời:

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, lũ quét xảy ra nhiều nơi ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, đa dạng sinh học bị suy giảm,...

 

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 35 SGK địa lý 7: Phân tích sơ đồ SGK (trang 35) để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng.

Trả lời

Gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đã dẫn đến những hậu quả xấu như: kinh tế chậm phát triển, đời sông chậm cải thiện, tài nguyên cạn kiệt nhanh và môi trường bị ồ nhiễm nhiều.

Giải bài tập 2 trang 35 SGK địa lý 7: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường.

Sơ đồ hoàn thành:

 

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đến tài nguyên, môi trường là:

A. Kinh tế chậm phát triển.

B. Môi trường ô nhiễm

C. Tài nguyên cạn kiệt.

D. Cả B và c đều đúng.

Trả lời: Chọn D

2. Để giảm bớt sức ép cửa dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần:

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.                                B. Phát triển kinh tế.

C. Nâng cao đời sống của người dân.                    D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Chọn D

3. Những nơi tập trung dân cư đông đúc không phải là:

A. Đông Nam Á.                                 B. Bắc Phi

C. Nam Á.                                           D. Tây Phi

Trả lời: Chọn B

4. Hậu quả của việc khai thác rừng không phải là:

A. Đất bị xói mòn.

B. Lũ quét xảy ra nhiều nơi ở vùng núi.

C. Đa dạng sinh học bị suy giảm.

D. Động đất xảy ra nhiều nơi

Trả lời: Chọn D

5. Mối quan tâm hàng đầu về dân sô' ở môi trường đới nóng là:

A. Kiểm soát dân số.                                   B. Cơ cấu giới tính,

C. Đảm bảo nguồn lao động.                     D. Dân số già

Trả lời: Chọn A
0