06/02/2018, 10:08

Bài 10 – Ôn tập truyện kí Việt Nam

Bài 10 – Ôn tập truyện kí Việt Nam Hướng dẫn 1. Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8. VĂN HỌC VIỆT NAM Tên văn bản Tác giả Năm tác phẩm ra đời Thể loại Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1. ...

Bài 10 – Ôn tập truyện kí Việt Nam

Hướng dẫn

1. Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8.

VĂN HỌC VIỆT NAM

Tên văn bản

Tác giả

Năm tác phẩm ra đời

Thể loại

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

1.

Tôi đi học

Thanh Tịnh

(1911- 1988)

1941

Truyện

Những cảm giác trong sáng về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Giàu chất thơ, chất trữ tình.

2.

Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng

(1918- 1982)

1938

Hồi kí

Nỗi đau và tình yêu vô bờ của bé Hồng đối với mẹ.

Giàu chất trữ tình, giàu cảm xúc.

3.

Tứcnướcvờ bờ (Tắt, đèn)

Ngô Tất Tố

(1893- 1954)

1937

Tiểu thuyết

Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người nông dân. Bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Khắc họa nhân vật rõ nét. Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động, ngôn ngữ đặc sắc.

4.

LãoHạc

Nam Cao

(1915- 1951)

1943

Truyện ngắn

Tình cảnh khôn cùng và nhân phẩm cao quý của lão Hạc.

Kể chuyện đặc sắc, khắc họa nhân vật tài tình, ngôn ngữ sinh động, giàu ấn tượng.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Tênvăn bản

Tác giả

Năm tác phẩm ra dời

Thể loại

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

1.

Cô bé bán diêm

An- đéc- xen

(1805- 1875)

Truyện ngắn

Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

Kể chuyện hấp dẫn đan xen hiện thực và mộng tưởng, tình tiết hợp lí.

2.

Đánhnhau với cối xay gió

Xéc-van- tex

(1547- 1616)

1615

Tiểu thuyết

Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa.

Xây dựng nhân vật đặc sắc.

3.

Chiếc lá cuối cùng

0 Hen-ri

(1862- 1910)

Truyện ngắn

Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ với nhau.

Hấp dẫn, khéo léo kết cấu đưa ngược tình huống.

4.

Hai cây phong

Ai-ma- tôp

(1928-)

1961

Truyện

Hai cây phong gắn với kỉ niệm đẹp.

Miêu tả sinh động qua cái nhìn và bằng cả tâm hồn của người kể chuyện.

2. So sánh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.

a) Giống nhau:

Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945).

– Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.

– Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.

– Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động.

(Đây cũng là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực trước cách mạng của ta).

b) Khác nhau:

Văn bản

Thểloại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc điểm nghệ thuật

Tronglòngmẹ

Hồi kí (trích)

Tự sự (có trữ tình)

Nỗi đau của bé Hồng, một đứa bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của đứa bé.

Văn chân thực, trữ tình thiết tha.

Tứcnướcvỡ bờ

Tiểu thuyết (trích)

Tự sự

Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.

Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực, một cách chân thực, sinh động.

LãoHạc

Truyện ngắn (trích)

Tự sự xen trữ tình

Số phận bi thảm – của người nông dân cùng khổ Và nhân phẩm cao đẹp của họ.

Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt đậm chất triết lí và trữ tình.

3. Học sinh chuẩn bị nghiêm túc để trả lời câu hỏi này.

Mai Thu

0