Anh/chị hãy phân tích cảnh đẹp thiên nhiên và tâm trạng của túc giả trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đây là lời người con gái hỏi, cũng có thể là lời tự hỏi mình. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi ấy mang nhiều sắc thái của cảm xúc. Nó là lời mời mọc, cũng là sự trách móc nhẹ nhàng. Dù ờ trạng thái cảm xúc nào đó cũng bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng. a) ...
Đây là lời người con gái hỏi, cũng có thể là lời tự hỏi mình. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi ấy mang nhiều sắc thái của cảm xúc. Nó là lời mời mọc, cũng là sự trách móc nhẹ nhàng. Dù ờ trạng thái cảm xúc nào đó cũng bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng.
a) Thiên nhiên thôn Vĩ
Thiên nhiên thôn Vĩ được gợi ra bằng hình ảnh vườn cây ngập tràn nắng ban mai. Những từ ngữ, hình ảnh:
- Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vĩ Dạ nổi bật là những cau thẳng tắp vươn cao. "Nắng mới lên" là nắng buổi mai còn tinh khôi, thanh khiết. Ta từng bắt gặp nắng trong thơ Hàn Mặc Tử:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan ấy
hay: Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Mùa xuân chín).
Hài trường hợp nắng được miêu tả trực tiếp "nắng ửng", "nắng chang chang". Câu thơ "nắng hàng cau nắng mới lên" chỉ gợi chứ không tả. Tác giả để cho người đọc tự ngẫm nghĩ. Cách bố trí sắp xếp từ ngữ cũng rất đặc biệt trong câu thơ này: "nắng - hàng cau – nắng". Nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong nắng, nhuộm trong nắng buổi mai. Nó tinh khôi, thanh khiết là ở chỗ ấy.
- Hoà với nắng, với cau là màu sắc:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Mướt gợi ra sự mềm mại, mượt mà, mơn mởn, mỡ màng của lá non. Hàn Mặc Tử nhìn màu xanh ấy đã liên tưởng tới màu xanh quý phái.
- Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Thấp thoáng sau những rặng tre là những khuôn mặt phúc hậu, hiền lành (mặt chữ điền). Con người thôn Vĩ cũng có ấn tượng riêng. Cảnh và tình người Vĩ Dạ như có một sức hút để nhà thơ hướng tới.
b) Tâm trạng của tác giả
- Những câu thơ viết về thiên nhiên gây ấn tượng riêng là biểu hiện của nỗi lòng khao khát muốn trở về với thôn Vĩ Dạ.
Một nỗi nhớ, một tình yêu ấp ủ trong lòng. Nỗi lòng ấy thể hiện qua câu thơ mở đầu:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Hẳn là Hàn Mặc Tử đã thức dậy trong lòng mỗi người miền quê riêng. Thiên nhiên và tình người càng đẹp bao nhiêu thì cảm xúc của người làm thơ càng xao xuyến bâng khuâng bấy nhiêu.
- Chúng ta bắt gặp sự sáng tạo trong cảm nhận (nhân vật trữ tình tựphân thân) điệu cảm xúc nghiêng về nỗi nhớ, nỗi thương. Câu hỏi tạo ra cảm xúc chiều vừa như mời mọc vừa như trách móc, vừa chứa đựng những uẩn khúc trong lòng để bật lên câu hỏi chính mình. Bao trùm lên nỗi lòng, cảm xúc ấy là tình yêu cuộc sống và con người.
- Câu thơ được viết ra trong lúc tác giả đang từng ngày, từng giờ đấu tranh với thần chết. Điều ấy càng khẳng định sự mãnh liệt trong cảm xúc.