Ăn cùi dừa có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?
Dừa là loại trái cây không còn xa lạ gì với bất kì ai, đây là một loại trái dùng uống nước vô cùng bổ ích, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đến tác dụng của nước nhưng ít ai biết đến cùi dừa nó cũng rất tốt, mang đến nhiều tác dụng tốt nếu biết ...
Dừa là loại trái cây không còn xa lạ gì với bất kì ai, đây là một loại trái dùng uống nước vô cùng bổ ích, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đến tác dụng của nước nhưng ít ai biết đến cùi dừa nó cũng rất tốt, mang đến nhiều tác dụng tốt nếu biết cách sử dụng. Vậy Hãy cùng bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này nhé!
Tác dụng của nước dừa?
Quả dừa là phôi nhũ và dịch rỉ của cây dừa thuộc họ cọ. Cùi dừa thơm giòn, trong có chứa dầu và nhiều proteine phong phú. Cùi dừa hay cơm dừa (phương ngữ miền Nam) hay nạo dừa là phần cùi thịt của quả dừa già, có màu trắng và là phần có thể ăn được của quả dừa.
Trong quả dừa có nhiều thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất proteine, vitamine nhóm B, vitamine C, cùng các chất possium (K) magnesium (Mg)… Cụ thể cho thấy trong 1 lít nước dừa tươi có khoảng 4g proteine, 48g glucid, 20g acid hữu cơ và 4g chất khoáng. Người ta nhận thấy thành phần của nước dừa có những điểm tương đồng với nội dịch của tế bào cơ thể con người, nhưng có hàm lượng kalium cao tới 38,2 – 53,7mmol/l, hàm lượng natrium, clo, PO4 ít. Do vậy đã được sử dụng chữa chứng mất nước để làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Một số tác dụng của việc uống nước dừa:
- Tăng cường năng lượng: Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời. Nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.
- Tốt cho tim mạch: Trong nước dừa có hàm lượng kali và axit lauric rất cao nên có thể giúp điều hòa huyết áp cho người bệnh huyết áp cao – những người thường có mức độ kali trong máu thấp. Đồng thời, loại nước này giúp làm tăng HDL (cholesterol tốt) vì thế nó rất có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Nước dừa có chứa axit lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin – một loại chất giúp kháng virus, kháng khuẩn, chống lại ký sinh trùng và các loại giun đường ruột.
- Giúp kháng khuẩn tốt: Nước dừa chứa monolaurin, một monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
- Chống mất nước: Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.
- Tốt cho thận: Nước dừa giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm tan sỏi thận. Là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, nó giúp làm sạch đường tiết niệu, bảo vệ bàng quang và ngăn ngừa bệnh thận. Những người có vấn đề về thận có thể uống nước dừa trong một tuần để giảm bệnh hiệu quả.
- Giúp trẻ hóa làn da: Một cốc nước dừa mỗi ngày có thể giúp làn da bổ sung nước, căng mịn và rạng rỡ hơn. Bằng cách kết hợp nước dừa với nước khoáng, cơ thể sẽ nhận thêm được nhiều chất lỏng và ngậm nước tối đa. Sau 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi tích cực trên da.
- Giúp giảm cân: Nước dừa tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Điều này sẽ giúp điều hòa tốt lượng đường trong cơ thể, giúp kiểm soát các cơn thèm ăn.
Thông tin bổ sung về tác dụng của nước dừa >> https://moingay.org/uong-nhieu-nuoc-dua-moi-ngay/
Ăn cùi dừa có tác dụng gì?
Việc chế biến quả dừa ở Việt Nam ban đầu thường chỉ chế biến phần cơm dừa này. Nó được dùng để vắt ra nước cốt dừa ép ra dầu dừa, hay là sấy khô thành cơm dừa khô chủ yếu là để cung cấp chất béo thực vật cho con người.
Ngày nay cơm dừa không chỉ để ép lấy dầu hay vắt lấy nước cốt mà nó còn được chế biến ra nhiều sản phẩm khác như: bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, cơm dừa đông lạnh… hay dùng nước cốt được chiết xuất từ cơm dừa để làm chất béo cho nhiều thực phẩm khác như: kẹo dừa, mứt dừa, bánh phồng, bánh tráng, các món ăn địa phương,… Cùi dừa kho với thịt lợn là một trong các món ăn thường ngày của người Việt.
Bà bầu có nên ăn cùi dừa không?
Tất cả những sản phẩm từ dừa như dầu dừa, vụn dừa, cùi dừa, nước dừa đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bà mẹ mang thai. Cho dù nhiều người quan niệm rằng những tháng đầu thai kỳ không nên ăn dừa, tuy nhiên thực sự lại không phải vậy. Dừa hoàn toàn không gây hại đối với thai nhi.
Trong dừa có rất nhiều dưỡng chất quan trọng với phụ nữ mang thai. Dừa giúp cải thiện hệ miễn dịch cơ thể, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Các axit béo trong dừa cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của thai nhi. Laura axit có trong dừa có khả năng tăng lượng sữa mẹ và giảm nguy cơ đau khớp khi mang thai. Dầu dừa cũng có nhiều vitamin E, có lợi cho bà mẹ mang thai.
Khi kết hợp cùi dừa với thực phẩm khác như món dừa kho thịt không chỉ làm nên món ăn ngon, mà nó có tác dụng thúc đầy quá trình trao đổi chất ở bà bầu. Bên cạnh đó, các món ăn được làm từ cơm dừa như xôi, kem, chè… được coi là giàu dinh dưỡng và thơm ngon trên khắp thế giới. Những món này còn giúp thai phụ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều nhé, dù bất cứ thì gì chúng ta cũng cần phải cân bằng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt.
Ăn nhiều cùi dừa có tốt không?
Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo (1g chất béo cho 9 Kcalo). Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao, khi vào cơ thể, sự chuyển hóa của chất béo này có hại cho tim mạch.
Vì thế, không nên ăn nhiều nước cốt dừa. Người ta nhận thấy, bớt dùng nước cốt dừa có thể góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường type 2…
Uống nhiều nước dừa tốt không?
+ Nước dừa uống vào buổi tối (gây đầy bụng).
+ Nước dừa rất có hại cho sức khoẻ nếu uống nhiều 3 – 4 trái/ngày, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.
+ Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
+ Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao… Vì vậy cần phải uống từ từ từng chút một.
Những người không nên uống nước dừa:
+ Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.
+ Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… không nên dùng nước dừa.
+ Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).
Hi vọng với bài viết: Ăn cùi dừa có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ? mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của trái dừa, cũng như việc ăn cùi dừa mang đến tác dụng như thế nào!
Chè dây rừng : https://www.linkedin.com/pulse/cây-chè-trà-dây-rừng-là-gì-có-tác-dụng-chữa-bệnh-uống-tran-lanh/