03/06/2018, 08:41

Phô mai có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?

Phô mai là sản phẩm được làm từ sữa dê, cừu, bò hoặc từ các động vật có vú khác. Đây là thực phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn cho các trẻ, bởi trong phô mai có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Vậy ăn như thế nào cho đúng ...

Phô mai là sản phẩm được làm từ sữa dê, cừu, bò hoặc từ các động vật có vú khác. Đây là thực phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn cho các trẻ, bởi trong phô mai có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Vậy ăn như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải quyết vấn đề thắc mắc này, mời bạn cùng đón xem nhé! 

photo-3-1463650545374

Ăn phô mai có tác dụng gì?

Giúp xương chắc khỏe: Phô mai chứa lượng canxi cao (gấp 6 lần trong sữa) và vitamin D (giúp cơ thể hấp thụ canxi), cùng với acid folic, kẽm, phốt pho và vitamin A, B2, B12, và K2. Thực tế thú vị là nếu canxi, vitamin K2 và D3 đặc biệt tốt trong việc bảo vệ xương, não và tim thì phô mai là loại thực phẩm chứa cả 3 chất này. Chính vì vậy, việc bổ sung phô mai là điều rất cần thiết cho việc duy trì xương chắc khỏe, tránh được tình trạng loãng xương.

Chống bị sâu răng: Phô mai kích thích sản xuất nước bọt trong miệng, giúp loại bỏ thức ăn dính lại trên răng, nướu, nhờ đó có thể giúp cho răng miẹng bạn sạch sẽ. Ngoài ra, chất casein trong phô mai cũng giúp bảo vệ men răng bằng cách hình thành một lớp màng mỏng trên bề mặt răng, giúp ngăn chặn sâu răng.

Cung cấp nguồn protein dồi dào: Nnhiều người tìm cách giảm mức tiêu thụ các loại thịt, thì phô mai có thể là thực phẩm thay thế thịt giá trị bởi nó chứa nguồn protein hoàn hảo giúp tăng cơ nhanh chóng và casein – loại protein giúp dễ tiêu hóa. Phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì phô mai cũng là sản phẩm thay thế rất tốt.

Tăng cường hệ miễn dịch: Một số loại phô mai, chẳng hạn như phô mai Thụy Sĩ, Cheddar… chứa rất nhiều selenium – một chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các vitamin nhóm B trong phô mai giúp duy trì chức năng cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Đó chính là lý do tại sao ăn phô mai lại tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Phòng chống ung thư: phô mai có chứa các chất được gọi là axit linoleic (CLA) mà axit này có thể giúp ngăn ngừa ung thư vì vậy, ăn phô mai cũng sẽ giúp bạn phòng bệnh ung thư. Ngoài ra, vitamin B trong phô mai cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật như mệt mỏi, ốm nghén…

Nguồn chất béo tự nhiên: Nhiều người nghĩ rằng các chất béo trong phô mai sẽ làm tăng cân nhưng thực tế cho thấy ba trong số các nước tiêu thụ lượng phô mai nhiều nhất thế giới là Pháp, Ý và Hy Lạp – có tỷ lệ bệnh nhân béo phì và bệnh tim mạch thấp hơn.Cơ thể chúng ta cần chất béo – không quá nhiều nhưng cần thiết. Chất béo đem lại năng lượng và quan trọng đối với mái tóc, làn da, thúc đẩy chức năng tế bào khỏe mạnh, và duy trì nhiệt độ cơ thể… Các chất béo tìm thấy trong phô mai là chất béo tự nhiên có chất lượng cao, cùng với axit béo, omega-3. Protein trong phô mai cũng làm chậm sự hấp thu năng lượng trong bữa ăn.

Giúp da chắc khỏe, trắng sáng: Nguồn vitamin B1 và B12 có trong pho mai ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh, những nhóm vitamin này còn kích thích sự phát triển của tế bào da, làm da sáng đẹp và khỏe mạnh. Thêm vào đó, vitamin cũng hạn chế những căn bệnh phổ biến trên da như ngứa và dị ứng rất hiệu quả.

Ăn nhiều phô mai có tốt không?

Mặc dù phô mai là một thực phẩm bổ dưỡng đó là đóng gói với nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và muối vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Một số người có vấn đề về tiêu hóa nếu ăn nhiều phô mai có thể làm cho các bệnh này có khả năng trầm trọng hơn, cơ thể phản ứng mạnh hơn và dễ dẫn tới dị ứng. Bởi vì phô mai có mức độ chất béo bão hòa cao nên nếu hấp thụ nhiều vào cơ thể có thể gây ra sự tích tụ của cholesterol xấu trong động mạch và tăng nguy cơ bệnh huyết áp.

Ngoài ra, ăn phô mai cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn với mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều.

Kể từ khi bé tròn 6 tháng tuổi, bạn đã có thể cho bé tập làm quen với phô mai Con Bò Cười. Mỗi ngày, bé từ 6 – 12 tháng có thể ăn tối đa 15g phô mai, tương đương 1 miếng tam giác hoặc 3 viên Belcube.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên ăn phô mai?

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần dung nạp rất nhiều Canxi. Lượng Canxi này có thể được cung cấp qua sữa và chế phẩm của sữa như phô mai, sữa chua. Ngoại trừ các loại phô mai tươi (phô mai mốc, phô mai xanh…) mà thai phụ không nên sử dụng vì có chứa một số loại vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thì phô mai là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Các loại phô mai tiệt trùng như Con Bò Cười là nguồn Canxi dồi dào cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai, đồng thời còn bổ sung thêm những chất dinh dưỡng thiết yếu khác như Vitamin A, D và Kẽm tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể tham khảo liều lượng sử dụng phô mai theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia trong bảng bên để sử dụng phô mai hợp lý.

Đối với bất kỳ thực phẩm nào thì việc ăn đúng cách và vừa phải luôn mang đến những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe, ăn phô mai cũng vậy. Hi vọng bài viết:  mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng của phô mai mang đến và có cách sử dụng tốt nhất. 

0