5 cấu trúc câu điều kiện tiếng Anh “kinh điển” xuất hiện trong mọi kỳ thi
Khi nhắc đến câu điều kiện tiếng Anh, hẳn là các bạn đã mường tượng trong đầu sẽ có 3 loại: loại 1, loại 2 và loại 3. Nhưng sự thật chưa hẳn như thế đâu! Hôm nay hãy cùng Elight khám phá bí kíp biến bài tập về câu điều kiện trở thành bài cứu điểm trong các kỳ thi nhé! ...
Khi nhắc đến câu điều kiện tiếng Anh, hẳn là các bạn đã mường tượng trong đầu sẽ có 3 loại: loại 1, loại 2 và loại 3. Nhưng sự thật chưa hẳn như thế đâu! Hôm nay hãy cùng Elight khám phá bí kíp biến bài tập về câu điều kiện trở thành bài cứu điểm trong các kỳ thi nhé!
-
Câu điều kiện là gì?
- Câu điều kiện chính là câu giả định trong đó chỉ ra điều kiện để hành động, hiện tượng trong mệnh đề chính có thể xảy ra.
Ví dụ: If I don’t work hard, I will fail this exam. (Nếu tôi không học chăm thì tôi sẽ trượt kỳ thi này).
- Cấu trúc câu giả định gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện.
Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Hai mệnh đề trong câu giả định có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.
- Ví dụ:
I will go fishing if it is sunny. (Tôi sẽ đi câu cá nếu trời đẹp.)
–> If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời đẹp, tôi sẽ đi câu cá.)
-
5 dạng câu giả định cơ bản.
Như đã đề cập ở trên, khi nhắc đến câu giả định, mọi người thường nghĩ có 3 dạng: Loại 1,2,3 nhưng thực tế không phải như vậy. Có 4 loại câu giả định cơ bản: loại 0, loại 1, loại 2 và loại 3.
(1) If0
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một hành động, sự kiện luôn luôn đúng, kiểu một chân lý.
Cấu trúc:
If S V (simple present), S V (simple present)
Ví dụ:
If you put ice under the sun, it smelts. (Nếu bạn để đá dưới mặt trời, nó sẽ tan chảy.)
(2) If1:
Câu điều kiện loại 1 diễn tả sự việc, hiện tượng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:
If S V (present), S will V.
Ví dụ:
If I don’t work hard, I will fail this exam. (Nếu tôi không học chăm thì tôi sẽ trượt kỳ thi này).
If I have finished my homework, I will go out. (Nếu tôi đã làm xong bài tập, tôi sẽ đi chơi.)
- Nhấn mạnh việc hoàn thành bài tập về nhà. Có thể dùng hiện tại đơn ở vế if nếu không cần nhấn mạnh việc đã hoàn thành bài tập.
(2) If2:
Câu điều kiện loại 2 diễn tả sự việc, hiện tượng không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
- Cấu trúc:
If S Ved, S would V.
- Chú ý: Với câu điều kiện loại 2, với mọi chủ ngữ thì tobe đều được chia về were.
- Ví dụ:
If I were you, I would talk to my teacher. (Nếu tôi mà là bạn, tôi sẽ nói chuyện với giáo viên).
If he were young, he would not have difficulty in learning English. (Nếu mà còn trẻ, anh ấy sẽ không gặp khó khan trong việc học tiếng Anh).
(4) If3:
Câu điều kiện loại 3 không có thực trong quá khứ.
- Cấu trúc:
If S had PII, S would/could/may/might have PII.
- Ví dụ:
If I had known you were coming, I would have prepared more food. (Nếu tôi biết bạn đang đến thì tôi đã chuẩn bị nhiều thức ăn hơn.)
(5) Câu điều kiện hỗn hợp:
Ở đây mình sẽ chỉ đề cập đến dạng câu giả định kết hợp giữa loại 2 và loại 3 là loại câu thường xuyên xuất hiện trong các bài thi trung học phổ thông, thi năng lực tiếng Anh … chứ không nhắc đến các loại câu khác gần như không xuất hiện trong các bài thi cũng như trong giao tiếp để mọi người không bị “loạn”.
- Cấu trúc:
S had PII, S would V.
Đây là dạng câu thể hiện sự giả định trong quá khứ nhưng lại mang đến kết quả trong hiện tại.
- Ví dụ:
- If I caught this plane, I would die now. (Nếu mà tôi bắt chuyến máy bay đó thì bây giờ tôi đã chết rồi.)
–> Vậy trong câu giả sử này, giả định xảy ra trong quá khứ, còn kết quả lại ở trong hiện tại nên sẽ được dùng câu điều kiện hỗn hợp.
- Chú ý: Dấu hiệu nhận biết dạng câu điều kiện loại này chính là trạng từ chỉ thời gian: now, at present,… trong mệnh đề chính.
-
Một số dạng biến thể của câu điều kiện
(1) Unless= If not
Ví dụ:
If I don’t work hard, I will fail this exam.
= Unless I work hard, I will fail this exam.
(2) Without/ But for (Nếu không nhờ)
- Cấu trúc:
Without/ But for + N, Main clause.
- Ví dụ:
If you didn’t help me, I wouldn’t pass my exam. (Nếu bạn mà không giúp đỡ, mình đã không vượt qua được kỳ thi)
= Without/ But for your help, I wouldn’t pass my exam. (Nếu không nhờ sự giúp đỡ của bạn, mình đã không vượt qua kỳ thi.)
Chú ý: Without và But for chỉ dùng cho câu điều kiện loại 2 và loại 3.
(3) Or/ Otherwise (Nếu không thì)
- Ví dụ:
If you don’t hurry up, you will be late for school.
=Hurry up or you will be late for school.
=Unless you hurry up, you will be late for school.
If Miss Trang hadn’t helped me, I would have fail.
=Miss Trang helped me a lot. Otherwise, I would have fail.
(4) Incase (Phòng khi)
Thường được sử dụng cho câu điều kiện loại 1.
- Ví dụ:
Bring an umbrella along incase it rains. (Hãy mang ô theo phòng khi trời mưa.
(5) As long as/ So long as/ Providing that/ Provided that = If
Cấu trúc được chia tương tự như If.
Câu giả định với if là mảng kiến thức khá quan trọng và được sử dụng khá nhiều khi học tiếng Anh. đã cố gắng cung cấp tất cả những thông tin cần thiết để bạn có thể xử lý bài tập một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên trong thực tế thì bài tập về câu điều kiện khá là “đau đầu” và khó giải thích một cách gián tiếp. Nếu bạn quan tâm đến mảng ngữ pháp này và nhiều nhiều các phần ngữ pháp quan trọng khác, bạn có thể tham khảo một số lớp luyện thi TOEIC của Elight nhé!
Nguồn: