5 bước sử dụng tiếng Anh hiệu quả nhất trong đàm phán
Khi đàm phán với đối tác nước ngoài, bạn phải có một trình độ tiếng Anh tốt và cách nói chuyện lịch sự. Hãy đọc dưới đây để cuộc đám phán thành công nhé. => => => 1. Giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu - ...
Khi đàm phán với đối tác nước ngoài, bạn phải có một trình độ tiếng Anh tốt và cách nói chuyện lịch sự. Hãy đọc dưới đây để cuộc đám phán thành công nhé.
=>
=>
=>
1. Giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu
- I’d like to begin by saying … – Tôi muốn bắt đầu bằng việc nói…
- I’d like to outline our aims and objectives. – Tôi muốn tóm tắt/ phác thảo/ trao đổi/ thông qua mục đích và mục tiêu của chúng tôi.
- There are two main areas that we’d like to concentrate on/discuss. – Có 02 phần chính mà chúng tôi muốn tập trung vào/ thảo luận.
2. Tỏ thái độ đồng ý
- We agree. – Chúng tôi đồng ý
- This is a fair suggestion. – Đây là một đề nghị hợp lý.
- You have a good point. – Anh/ chị có một ý kiến hay
- I can’t see any problem with that. – Tôi không thấy có vấn đề gì cả
- Provided/As long as you … we will … – Miễn là anh/ chị….chúng tôi sẽ…
3. Tỏ thái độ không đồng ý
- I’m afraid that’s not acceptable to us. – Tôi e là/ sợ là điều này không thể được/ ko thể chấp nhận được
- I’m afraid we can’t agree with you there. – Tôi e là chúng tôi không thể đồng ý với anh về việc này
- Can I just pick you up on a point you made earlier. – Liệu tôi có thể tiếp tục thương lượng/ trao đổi về ý kiến của anh/ chị trước đó không?
- I understand where you’re coming from/ your position, but … – Tôi hiểu điều đó trên vịt trí/ ở vị trí của anh, nhưng…
- We’re prepared to compromise, but … – Chúng tôi đã sẵn sàng thỏa thuận, nhưng…
- If you look at it from our point of view … – Nếu anh/ chị nhìn vấn đề/ sự việc từ quan điểm của chúng tôi/ Nếu anh/ chị ở vị trí của chúng tôi,…
- As we see it … – Như chúng tôi thấy,….
- That’s not exactly as we see it. – Đó không hoàn toàn/ chính xác là điều mà chúng tôi nhìn thấy.
- Is that your best offer? – Đó có phải là đề nghị tốt nhất của anh/ chị không?
4. Làm rõ ý
- Does anything I have suggested/proposed seem unclear to you? – Liệu có điều nào chúng tôi đưa ra mà anh/ chị chưa rõ không?
- I’d like to clarify our position. – Tôi muốn làm rõ luận điểm của chúng tôi
- What do you mean exactly when you say … – Ý của anh/ chị là gi khi nói….
- Could you clarify your last point for me? – Anh/ chị có thể làm rõ ý kiến/ luận điểm cuối cùng của anh/ chị được ko?
5. Tóm tắt ý
- Can we summarize what we’ve agreed so far? – Liệu chúng tôi có thể tóm tắt lại những gì chúng ta vừa thống nhất/ thỏa thuận?
- Let’s look at the point we agree on. – Hãy nhìn vào điểm/ điều mà chúng ta đã thỏa thuận/ thống nhất.
- So the next step is … – Vậy bước/ việc tiếp theo là….
6. Điểm đáng chú ý về ngôn ngữ
- Trong suốt cuộc đám phán, bạn sẽ được nghe rất nhiều câu mệnh đề giả định “if” nhất là khi chuyển từ giai đoạn đưa ra ý kiến sang giai đoạn đi đến thống nhất.
If you increased the order size, we could/ would reduce the price. (sử dụng câu điều kiện loại 2 để đưa ra ý muốn của mình) – Nếu bạn tăng số lượng đơn đặt hàng, chúng tôi có thể giảm giá.
So, we’ll reduce the price by 5% if you increase the order by 5%. (sử dụng câu điều kiện loại 1 để đi đến thống nhất) – Vậy thì chúng tôi sẽ giảm giá 5% nếu bạn tăng 5% (số lượng) đơn hàng.
- Bạn cũng có thể sử dụng những từ như “unless” (= if not), “as long as” và provided (that)” thay cho “if”:
As long as you increase your order, we can give you a greater discount.
Unless you increase your order, we won’t be able to give you a bigger discount.
Provided you increase your order, we can give you a bigger discount.
Nếu bạn tăng số lượng đặt hàng, chúng tôi có thể giảm giá nhiều hơn
Đọc kỹ bài viết và áp dụng thông thạo những bước này nhé. Bên cạnh đó hãy tìm hiểu thêm của English4u để tiếp thu tốt nhất những kiến thức này. Chúc bạn giỏi và cuộc đàm phán thành công!