300 bài ôn luyện môn Toán lớp 4
300 bài ôn luyện môn Toán lớp 4 Bài tập Toán lớp 4 ôn thi học kỳ 2 - Tài liệu ôn thi học kỳ 2 hiệu quả là tài liệu học Toán lớp 4, ôn thi học kì 2 lớp 4 cực hữu ích. Các bài ôn luyện này sẽ xuyên suốt ...
300 bài ôn luyện môn Toán lớp 4
- Tài liệu ôn thi học kỳ 2 hiệu quả
là tài liệu học Toán lớp 4, ôn thi học kì 2 lớp 4 cực hữu ích. Các bài ôn luyện này sẽ xuyên suốt chương trình Toán lớp 4, hệ thống chương trình với các dạng bài tập, lý thuyết cơ bản và nâng cao. Lời giải hay cho các bài toán lớp 4 trong này cũng sẽ giúp các em học sinh và thầy cô vừa củng cố kiến thức vừa tiếp cận nhiều dạng bài tập hay và khó, giúp các em kích thích động não, ham tìm tòi, hiểu sâu các dạng bài tập, làm nền tảng tốt khi lên các lớp trên.
Giải bài tập SGK Toán lớp 4
Một số dạng Toán cơ bản lớp 4
Giáo án bồi dưỡng Toán cho học sinh lớp 4
Tập làm văn lớp 4: Bài văn mẫu về miêu tả
CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN LỚP 4
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
*** SỐ VÀ CHỮ SỐ ***
I. Kiến thức cần ghi nhớ
1. Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9.
2. Có 10 số có 1 chữ số: (Từ số 0 đến số 9)
Có 90 số có 2 chữ số: (từ số 10 đến số 99)
Có 900 số có 3 chữ số: (từ số 100 đến 999)
Có 9000 số có 4 chữ số: (từ số 1000 đến 9999)……
3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.
4. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
5. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
6. Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
A. PHÉP CỘNG
1. a + b = b + a
2. (a + b) + c = a + (b + c)
3. 0 + a = a + 0 = a
4. (a - n) + (b + n) = a + b
5. (a - n) + (b - n) = a + b - n x 2
6. (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2
7. Nếu một số hạng được gấp lên n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó được tăng lên một số đúng bằng (n - 1) lần số hạng được gấp lên đó.
8. Nếu một số hạng bị giảm đi n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó bị giảm đi một số đúng bằng (1 - ) số hạng bị giảm đi đó.
9. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là lẻ thì tổng đó là một số lẻ.
10. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là chẵn thì tổng đó là một số chẵn.
11. Tổng của các số chẵn là một số chẵn.
12. Tổng của một số lẻ và một số chẵn là một số lẻ.
13. Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là một số lẻ.
B. PHÉP TRỪ
1. a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c
2. Nếu số bị trừ và số trừ cùng tăng (hoặc giảm) n đơn vị thì hiệu của chúng không đổi.
3. Nếu số bị trừ được gấp lên n lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu được tăng thêm một số đúng bằng (n -1) lần số bị trừ. (n > 1).
4. Nếu số bị trừ giữ nguyên, số trừ được gấp lên n lần thì hiệu bị giảm đi (n - 1) lần số trừ. (n > 1).
5. Nếu số bị trừ được tăng thêm n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu tăng lên n đơn vị.
6. Nếu số bị trừ tăng lên n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu giảm đi n đơn vị.