14/01/2018, 21:14

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh lần 1 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học . ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

. Thông qua việc giải các đề thi này, các bạn học sinh sẽ dễ dàng từng bước tiếp cận với cấu trúc cho đề thi từ đó rút kinh nghiệm cho kĩ năng giải đề thi của mình. Chúc các bạn học sinh và quý thầy cô thành công!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Mời làm:  Online

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH
(Đề thi gồm 05 trang, 40 câu)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Cho các vai trò sau:

(1) Tổng hợp đoạn mồi.
(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.
(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.
(4) Tháo xoắn phân tử AND.
(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5'-3' dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3'-5'.

Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:

A. (1), (2), (5).         B. (2), (3), (4).        C. (2), (4), (5).         D. (3), (4), (5).

Câu 2: Một gen chứa 2520 liên kết hidro tổng hợp 1phân tử mARN cần được cung cấp 315 nucleotit loại X và 405 nucleotit loại G. Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần cung cấp 225 nucleotit loại A, đợt phiên mã thứ hai gen cần 315 nucleotit loại A. Số nucleotit mỗi loại A, U, G, X môi trường cần cung cấp cho cả hai đợt lần lượt là:

A. 315, 945, 2835, 2205.        B. 540, 1620, 4860, 3780.
C. 225, 675, 2025, 1575.        D. 45, 135, 405, 315.

Câu 3: Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?

A. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
B. Khi đột biến làm thay thế một cặp nuclêôtit trong gen luôn làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polypeptit.
C. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Câu 4: Một chủng vi khuẩn E.coli bị đột biến không thể phân giải được đường lactozơ mà chỉ có thể phân giải được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do

A. đột biến gen đã xẩy ra ở vùng vận hành của Operon Lac.
B. đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac.
C. đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac.
D. đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac.

Câu 5: Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là

A. sợi cơ bản.         B. sợi nhiễm sắc.          C. crômatit.        D. nuclêôxôm.

Câu 6: Nguồn biến dị di truyền nào là nguồn biến dị chủ yếu để chọn giống bằng phương pháp lai tạo?

A. Đột biến gen.                     B. Biến dị tổ hợp.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.      D. Thường biến

Câu 7: Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?

(1) Trong một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

A. 3       B. 1.        C. 4.         D. 2.

Câu 8: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là

A. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 9: Enzim nào sau đây có vai trò cắt mối liên kết hidro giữa hai mạch của ADN?

A. Ligaza.       B. ARN- polimeraza.       C. ADN- polimeraza.         D. Hêlicaza.

Câu 10: Xét 4 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ các loại giao tử có thể tạo ra là

(1) 1 : 1.      (2) 3 : 3 : 1 : 1.       (3) 2 : 2 : 1 : 1.       (4) 1 : 1 :1 :1.       (5) 3 : 1.

Số phương án đúng

A. 3.        B. 4.     C. 2.      D. 5.

Câu 11: Ở một loài thực vật gen trội A quy định hoa Đỏ, a quy định hoa vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% cây đỏ: 25% cây vàng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là

A. 0,4A và 0,6a.      B. 0,2A và 0,8a.       C. 0,5A và 0,5a.           D. 0,6A và 0,4a.

Câu 12: Một cá thể tạo ra số lượng các kiểu giao tử như sau:

Kiểu giao tử

Số lượng

Kiểu giao tử

Số lượng

Kiểu giao tử

Số lượng

Kiểu giao tử

Số lượng

ABC

336

aBC

18

ABc

210

aBc

1941

Abc

20

abc

338

AbC

1933

abC

204

Kiểu gen của cá thể đó là:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 13: Cơ thể nào sau đây khi giảm phân bình thường cho nhiều loại giao tử nhất?

A. Bb.           B. bbb.          C. AaBB.            D. BBb.

Câu 14: Với 3 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 15: Sơ đồ phả hệ phản ánh sự di truyền của một tính trạng ở người. Biết rằng A quy định bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh. Người số (4) thuộc một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó alen a chiếm 10%.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Trong các dự đoán sau:

(1) Xác suất để người số (10) mang alen lặn là 53/115.
(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) × (8) là 11/252.
(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) × (8) là 115/252.
(4) Xác suất để (7) không mang alen lặn là 11/21.

Có bao nhiêu dự đoán đúng?

A. 3.       B. 4.        C. 1.           D. 2.

Câu 16: Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả được di truyền theo phép lai: 

P: Bí dẹt x Bí dài → F1: 100% bí dẹt. F1 tự thụ phấn được F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Nếu tiếp tục giao phấn các cây F1 thì trong tổng số các cây bí tròn thu được, tỷ lệ cây thuần chủng là:

A. 3/4.         B. 1/3.       C. 2/3.            D. 1/4.

Câu 17: Một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định màu hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:

A. 37,12%.        B. 5,76%.        C. 34,8%.         D. 5,4%.

Câu 18: Cho các khẳng định sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng?

(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.
(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh tranh.
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái, thúc đẩy sự hình thành loài mới.
(4) Các loài sinh vật có cùng nơi ở không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.

A. 3.          B. 2.        C. 4.           D. 1.

Câu 19: Lai hai cá thể dị hợp tử về n gen phân li độc lập, mỗi gen có hai alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Số loại kiểu hình khác bố mẹ ở đời con là:

A. 2n - 1.       B. (1/2)n.        C. 1- (1/4)n.          D. (1/4)n.

Câu 20: Khi lai gà lông trơn thuần chủng với gà lông vằn cùng loài được F1 toàn gà lông trơn, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 lông vằn : 1 lông trơn (toàn con đực). Tính trạng màu sắc lông ở gà

A. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
B. do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X.
C. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y.
D. do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X.

Câu 21: Cho hai nòi chim thuần chủng lai với nhau được F1 đều lông vàng, dài. Cho con cái F1 lai phân tích thu được tỉ lệ: 1 con cái lông vàng, dài: 1 con cái lông xanh, dài: 2 con đực lông xanh, ngắn. Cho con đực F1 lai phân tích thu được tỉ lệ: 9 con lông xanh, ngắn: 6 con lông xanh, dài: 4 con lông vàng, dài: 1 con lông vàng, ngắn. Biết rằng kích thước lông do 1 gen quy định. Trong các kết luận sau:

(1) Kiểu hình bố mẹ ở phép lai Pt/c là: ♂ lông vàng, dài x ♀ lông xanh, ngắn.
(2) Cơ thể đực F1 đem lai phân tích đã xẩy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Trong số các cá thể đực có kiểu hình lông xanh, dài được tạo ra từ phép lai phân tích con đực F1, số cá thể có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 44,44%.
(4) Kiểu hình bố mẹ ở phép lai là Pt/c là: ♂ lông xanh, ngắn x ♀ lông vàng, dài.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

Câu 22: Ở một loài thú, gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về hai lôcut trên là

A. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình.       B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình.
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.         D. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình.

Câu 23: Ở người, hội chứng tơrnơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:

A. XXY.         B. XYY.         C. XO.         D. XXX.

Câu 24: Lịch sử phát triển của trái đất qua các đại địa chất:

A. đại Nguyên sinh → đại Thái cổ → đại Cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ → đại Nguyên sinh→ đại Cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
C. đại Thái cổ → đại Cổ sinh → đại Nguyên sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ→ đại Trung sinh → đại Cổ sinh → đại Nguyên sinh → đại Tân sinh.

Câu 25: Điều nào sau đây không đúng đối với tiến hóa nhỏ?

A. Biến đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể.
B. Hình thành chi, họ, bộ, lớp, ngành.
C. Diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp.
D. Hình thành loài mới.

Câu 26: Để xác định tuổi của các hóa thạch, các nhà khoa học thường sử dụng đồng vị phóng xạ của nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Nitơ.        B. Cacbon.       C. Ôxi.         D. Hiđrô.

Câu 27: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe giảm phân bình thường hình thành nên các tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là?

A. 6.         B. 4.       C. 8.      D. 2.

Câu 28: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.

A. 4.        B. 3.         C. 1.          D. 2.

Câu 29: Ở ruồi giấm, màu mắt có thể do sự tương tác của hai gen phân ly độc lập quy định, trong đó gen A quy định mắt nâu, gen B quy định mắt đỏ cờ nhưng kiểu gen A-B- lại cho kiểu hình mắt đỏ còn đồng hợp tử lặn về cả hai gen cho mắt trắng. Phép lai nào dưới đây cho tỷ lệ phân ly 3 đỏ: 3 nâu: 1 đỏ cờ: 1 trắng?

A. AaBb X Aabb.           B. AaBb X aaBb.        C. Aabb X AABb.          D. Aabb X Aabb.

Câu 30: Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST X có 2 alen, B quy định màu đen là trội hoàn toàn so với b quy định màu trắng. Lai con cái lông đen với con đực lông trắng được F1 có tỷ lệ 1 lông đen: 1 lông trắng. Cho F1 ngẫu phối được F2. Theo lý thuyết, trong tổng số các cá thể F2, con cái lông đen chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

A. 75%.       B. 18,75%.       C. 31,25%.        D. 6,25%.

Câu 31: Cho các cặp cơ quan sau:

(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Cánh bướm và cánh chim.
(3) Cánh dơi và chi trước của ngựa.
(4) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(5) Chân chuột chũi và chân dế dũi.

Cơ quan tương đồng là

A. (1), (3), (4).       B. (1), (2), (4).        C. (1), (2), (3).         D. (2), (3), (5).

Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được kết quả F1 gồm ba loại kiểu hình. Biết rằng không xẩy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Trong các kết luận sau:

(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 18,75%.
(3) F1 có ba loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.

Có bao nhiêu kết luận không đúng với kết quả phép lai trên?

A. 1.          B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 33: Một cặp vợ chồng, trong giảm phân I cặp nhiễm sắc thể giới tính của người vợ không phân li ở một số tế bào còn người chồng giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong số con sống sót, đột biến thể ba chiếm tỉ lệ

A. 40%.          B. 66,6%.         C. 33,3%.          D. 20%.

Câu 34: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội hoàn toàn. Phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256          B. 1/16          C. 81/256          D. 27/256

Câu 35: Khi nói về khả năng biểu hiện của tính trạng, trong các nhận xét sau:

(1) Trong giai đoạn sinh trưởng, khả năng tăng chiều cao của cây Bạch đàn phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống.
(2) Ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không lớn đến năng suất của cây lúa nước.
(3) Nhờ năm nay thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng kĩ thuật nên cây cam nhà Lan sai quả hơn năm ngoái.
(4) Vị ngọt đậm đà của bưởi Phúc Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh chịu tác động rất lớn từ kĩ thuật chăm sóc.
(5) Nhà máy sữa TH True Milk Nghệ An trồng cây Hướng dương làm thức ăn cho bò nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao tỉ lệ bơ và các chất dinh dưỡng trong sữa bò.

Có bao nhiêu nhận xét không chính xác?

A. 2.         B. 4.           C. 1.           D. 3.

Câu 36: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.            B. Cây trong vườn.
C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.     D. Cỏ ven bờ hồ.

Câu 37: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên NST thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm 75% con lông đen: 24% con lông xám: 1% con lông trắng. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau:

(1) Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 50%.
(2) Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%.
(3) Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%.
(4) Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 35 con lông xám: 1 con lông trắng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng với kết quả phép lai?

A. 1        B. 3         C. 2          D. 4

Câu 38: Giả sử gen D và gen e là các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể nhưng cách nhau 100 đơn vị bản đồ. Phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học chiếm tỉ lệ:

A. 10%.         B. 50%.        C. 75%.            D. 25%.

Câu 39: Khi nói về bệnh phêninkêtô niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bệnh phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
B. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
C. Có thể phát hiện bệnh phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
D. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

Câu 40: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể phân li độc lập kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II phân li không bình thường ở nhiễm sắc thể chứa gen A. Số loại giao tử tối đa tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là

A. 4.          B. 6.         C. 2.            D. 3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1. C

2. B

3. B

4. C

5. D

6. B

7. D

8. A

9. D

10. A

11. C

12. C

13. D

14. D

15. A

16. B

17. A

18. C

19. A

20. B

21. C

22. D

23. C

24. B

25. B

26. B

27. A

28. B

29. A

30. C

31. A

32. B

33. A

34. D

35. D

36. C

37. C

38. D

39. A

40. D

0