14/01/2018, 21:15

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Để tăng cường kiến thức và kỹ năng làm bài chuẩn bị tốt cho trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 các bạn học sinh hãy tham khảo và làm nhiều đề thi thử của các trường. VnDoc giới thiệu đến bạn:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh

Mời làm:  Online

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Bạn H ghen ghét bạn T nên đã bịa đặt, nói xấu, vu cáo cho bạn T lên faceebook, nếu là bạn của H em sẽ xử sự như thế nào?

A. Im lặng và tránh gặp mặt bạn H.
B. Gặp bạn H nói chuyện và phân tích cho H hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật.
C. Đánh bạn H một trận tơi bời vì tội vu cáo.
D. Chia sẻ thông tin lên faceebok.

Câu 2: Công an được quyền bắt người trong trường hợp nào?

A. Hai người to tiếng với nhau.
B. Bị nghi ngờ phạm tội.
C. Tung tin nói xấu người khác.
D. Đang thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 3: Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.       B. Quyền ứng cử, bầu cử.
C. Quyền khiếu nại.                 D. Quyền tố cáo.

Câu 4: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?

A. Bỏ phiếu kín.        B. Bình đẳng.      C. Trực tiếp.          D. Phổ thông.

Câu 5: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong

A. quan hệ tài sản.         B. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. quan hệ kinh tế.         D. quan hệ nhân thân.

Câu 6: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?

A. Nhân thân       B. Xã hội          C. Tài sản chung         D. Tài sản riêng

Câu 7: Khi đến thăm trường phổ thông dân tộc nội trú M, anh T đã vô tình phát hiện việc giám thị A nhốt học sinh vi phạm kỉ luật trong phòng tối. Anh T cần thực hiện quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho học sinh?

A. Tố cáo.      B. Khiếu nại      C. Chăm sóc.          D. Bảo vệ.

Câu 8: Cá tổ chức, cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là

A. tuân thủ pháp luật.         B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.         D. sử dụng pháp luật.

Câu 9: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?

A. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.          B. Giám đốc công ty.
C. Công an.                                      D. Viện Kiểm sát, Tòa án.

Câu 10: Anh D không cho vợ đi học cao học, vậy anh D đã vi phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. sở hữu tài sản chung.           B. nhân thân.
C. tình cảm.                              D. sở hữu tài sản riêng.

Câu 11: Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa rõ lý do anh A đã đánh nhân viên y tế của trạm X. Anh A dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể
B. Chọn hình thức bảo hiểm y tế
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

Câu 12: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào?

A. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
B. Bị nghi ngờ phạm tội.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Câu 13: Nội dung nào không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa chủ và thợ.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 14: Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động là

A. tự do, tự nguyện, bình đẳng.         B. tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. dân chủ, công bằng, tiến bộ.         D. tích cực, chủ động, tự quyết.

Câu 15: Tòa xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về

A. quyền.                     B. nghĩa vụ.
C. quyền lao động.        D. trách nhiệm pháp lý.

Câu 16: Anh H bị giám đốc xí nghiệp đình chỉ công tác vì lý do nằm viện quá lâu ảnh hưởng đến thu nhập của cơ quan, trong trường hợp trên anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Tố cáo giám đốc xí nghiệp với cơ quan có thẩm quyền cao hơn giám đốc xí nghiệp.
B. Làm đơn khiếu nại giám đốc xí nghiệp.
C. Làm đơn tố cáo giám đốc xí nghiệp.
D. Báo cho công an là giám đốc xí nghiệp đã tự ý đình chỉ công tác của mình.

Câu 17: Đội thanh niên xung kích Trường THPT B đã giúp bà con vùng lũ dọn dẹp vệ sinh và tư vấn cách xử lý nguồn nước ô nhiễm. Đội thanh niên xung kích đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Xóa đói giảm nghèo       B. Tiết kiêm tài nguyên
C. Làm việc từ thiện          D. Bảo vệ môi trường

Câu 18: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

A. bình đẳng trước pháp luật.         B. bình đẳng về nghĩa vụ.
C. bình đẳng về quyền lợi.              D. bình đẳng trước Nhà nước.

Câu 19: Người có quyền đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là

A. công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. công dân Việt Nam từ đủ 17 tuổi trở lên.
C. công dân Việt Nam từ đủ 19 tuổi trở lên.
D. công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 20: Bịa đặt, nói xấu người khác là hành vi xâm phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

Câu 21: A lén lút kiểm tra điện thoại của bạn học cùng lớp, hành vi này của A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 22: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

Câu 23: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. các hộ kinh doanh bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. nhà nước quy định hình thức tổ chức cho người kinh doanh.
C. nhà nước quy định các mặt hàng cho các hộ kinh doanh.
D. các cá nhân, tổ chức không được tự ý lựa chọn ngành nghề.

Câu 24: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?

A. Bảo vệ các giai cấp.        B. Quản lý công dân.
C. Quản lý xã hội                 D. Bảo vệ các công dân.

Câu 25: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và nghĩa vụ của mình.                B. lợi ích kinh tế của mình.
C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.    D. các quyền của mình.

Câu 26: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp tiến bộ.                B. Giai cấp công nhân.
C. Nhân dân lao động.            D. Giai cấp cầm quyền.

Câu 27: Khi nhìn thấy kẻ gian đang bẻ khóa xe máy của đồng nghiệp, chi H đã báo cho cơ quan công an. Chị H đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.         B. Quyền nhân thân.
C. Quyền tố cáo.                       D. Quyền khiếu nại.

Câu 28: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. quy tắc quản lí xã hội.                       B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. nguyên tắc quản lí hành chính.          D. quy tắc quản lí của nhà nước.

Câu 29: Người có quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của Nhân dân là

A. công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. công dân Việt Nam từ đủ 19 tuổi trở lên.
C. công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.
D. công dân Việt Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 30: Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật là thực hiện quyền nào?

A. Tự do ngôn luận.                  B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo.       D. Quyền ứng cử, bầu cử.

Câu 31: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?

A. Từ 18 tuổi trở lên.            B. Từ đủ14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.       D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 32: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo.             B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bãi nại.            D. Quyền khiếu nại.

Câu 33: Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường, bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 300.000đ. Hỏi trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã?

A. Áp dụng pháp luật.              B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.             D. Sử dụng pháp luật.

Câu 34: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, nội dung này thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập.                      B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển.          D. Quyền tác giả.

Câu 35: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.

A. chính trị.            B. kinh tế.          C. xã hội.            D. Văn hóa.

Câu 36: Cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm

A. dân sư.         B. hình sự         C. kỷ luật.         D. hành chính.

Câu 37: Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B đồng thời chửi mắng chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đuổi ra khỏi quán. Chủ quán game và A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm .
D. Không được xâm phạm tới bí mật đời tư.

Câu 38: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về

A. chính trị.                       B. kinh tế.
C. tự do tín ngưỡng.          D. văn hóa, giáo dục.

Câu 39: Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị.

A. ảnh hưởng             B. thu hồi          C. xâm hại.           D. xâm phạm.

Câu 40: Chị H tự ý bán ngôi nhà mà hai vợ chồng tích góp được khi chồng đi công tác xa, vậy chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tài sản chung.             B. tài sản riêng.          C. nhân thân.             D. tình cảm.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

1. B

2. D

3. A

4. C

5. B

6. B

7. A

8. A

9. D

10. A

11. D

12. D

13. C

14. A

15. D

16. B

17. D

18. A

19. A

20. D

21. C

22. B

23. A

24. C

25. C

26. B

27. C

28. D

29. C

30. B

31. C

32. D

33. A

34. A

35. B

36. B

37. C

38. D

39. C

40. A

0