18/06/2018, 11:47

27-1-1924 :Lời kêu gọi của Quốc tế Cộng sản gởi tới nhân dân Việt Nam.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam” từ rất sớm Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919) đã chú ý tới cách mạng Đông Dương. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: ...

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam” từ rất sớm Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919) đã chú ý tới cách mạng Đông Dương.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam” từ rất sớm Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919) đã chú ý tới cách mạng Đông Dương.

Ngày 25-4-1920, Lãnh sự Pháp ở cảng Vlađivôxtốc đã báo cho chính quyền Pháp khả năng cơ quan tuyên truyền Cộng sản của nước Nga sẽ tổ chức đường dây tuyên truyền ở Viễn Đông trong đó có cảng Sài Gòn. Ngày 9-9-1920, chính quyền thực dân ở Nam Kỳ đã ghi nhận những dấu hiệu đầu tiên về hoạt động tuyên truyền cộng sản của các thủy thủ nước ngoài cập bến cảng Sài Gòn. Ngày 1-12-1920, Bộ Thuộc địa Pháp đã chỉ thị cho nhà cầm quyền Đông Dương đối phó với việc “truyền bá chủ nghĩa Bônsêvich ở Đông Dương” v.v…

Cho đến ngày 27-1-1924, tức là cùng ngày với bài viết Lênin và các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Pravđa (Sự thật, Liên Xô), Quốc tế Cộng Sản đã gởi tới nhân dân Việt Nam một lời kêu gọi. Văn kiện này đã giới thiệu sự ra đời cùng mục tiêu cách mạng của Quốc tế Cộng sản là: “…giúp hàng triệu, hàng mấy muôn người làm ăn ngũ phương, nhất là công dân khốn khổ về thuộc địa như An Nam ta vậy…” và hô hào các dân tộc bị áp bức đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ của Quốc tế Cộng sản. Văn kiện này viết bằng tiếng Việt được ghi nhận như văn kiện sớm nhất của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 68.

0