18/06/2018, 11:47

1 đến 9-5-1929 :Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.

Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hồng Công và sự phân liệt của tổ chức này. Sau hội nghị trù bị ngày 23-1-1929, Đại hội toàn quốc được triệu tập với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ 3 kỳ, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt lãnh tụ ...

Image

Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hồng Công và sự phân liệt của tổ chức này. Sau hội nghị trù bị ngày 23-1-1929, Đại hội toàn quốc được triệu tập với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ 3 kỳ, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng như một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu (bị bắt)… Đòan đại biểu Bắc Kỳ với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị thành lập ngay một Đảng Cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ, do đó đã quyết định bỏ ra về với một bản Tuyên ngôn đề ngày 1-6-1929 trong đó vạch rõ sai lầm của Đại hội đã không bàn đến việc thành lập Đảng Cộng sản và kêu gọi: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.

Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hồng Công và sự phân liệt của tổ chức này.

Sau hội nghị trù bị ngày 23-1-1929, Đại hội toàn quốc được triệu tập với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ 3 kỳ, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng như một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu (bị bắt)… Đòan đại biểu Bắc Kỳ với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị thành lập ngay một Đảng Cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ, do đó đã quyết định bỏ ra về với một bản Tuyên ngôn đề ngày 1-6-1929 trong đó vạch rõ sai lầm của Đại hội đã không bàn đến việc thành lập Đảng Cộng sản và kêu gọi: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.

Mặc dù thiếu đoàn đại biểu Bắc Kỳ, Đại hội vẫn được tiến hành. Đại hội quyết định tên gọi chính thức là Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên (trước đó còn có tên gọi Hội Việt Nam cách mệnh đồng chí); thông qua các văn kiện thư Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ, các nghị quyết và một bức thư gửi Quốc tế Cộng sản.

Các văn kiện này đã đề cập một cách chi tiết những vấn đề cơ bản về cương lĩnh chính trị, chương trình hoạt động, khẩu hiệu đấu tranh, điều lệ tổ chức, khẳng định hơn nữa tính chất cộng sản của nó và so với trước có những bước tiến rất cơ bản. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội lại nhận định rằng: “…những điều kiện để thành lập một đảng thật Bônsêvich hãy còn không thuận lợi” và chủ trương trước mắt cần lo cải tổ Hội rồi mới đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Điều đó cho thấy Đại hội đã không đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng cũng như nguyện vọng đúng đắn của những chiến sĩ tiên tiến của Hội thể hiện trong lập trường của các đại biểu Bắc Kỳ.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 161.

0