18/06/2018, 11:46

18-6-1919 :Nguyến Ái Quốc gởi tới hội nghị Vecxay (Versailles) bản yêu sách của nhân dân Việt

Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân ...

Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp.

Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước.

Nội dung yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm -Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp - Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp.

Nhận xét về văn kiện này, Bộ nội Vụ Pháp khẳng định: “Qua cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay linh hồn của phong trào đó là Nguyễn Ái Quốc.

Sự kiện này gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 14.

0