18/06/2018, 11:46

24-3-1926 :Nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời.

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, tại Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Sau một thời gian hoạt động cách mạng, ngày 24-3-1926, Phan Châu trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Vốn là một học sĩ phu cấp tiến, ngay từ rất sớm, đường lối chính trị của Phan Châu Trinh đã mang nặng tính chất tư ...

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, tại Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Sau một thời gian hoạt động cách mạng, ngày 24-3-1926, Phan Châu trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Vốn là một học sĩ phu cấp tiến, ngay từ rất sớm, đường lối chính trị của Phan Châu Trinh đã mang nặng tính chất tư sản.

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, tại Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Sau một thời gian hoạt động cách mạng, ngày 24-3-1926, Phan Châu trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Vốn là một học sĩ phu cấp tiến, ngay từ rất sớm, đường lối chính trị của Phan Châu Trinh đã mang nặng tính chất tư sản. Ông chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến nhà Nguyễn và tìm mọi cơ hội công kích nó, đồng thời hướng lập trường cứu nước của mình vào một cuộc cách mạng có tính chất dân chủ tư sản. Cái chết của ông vào giữa lúc cách mạng Việt Nam đang có những chuyển biến lớn lao và khí thế quần chúng đang khao khát đấu tranh đã gây nên xúc động lớn. Sự ngưỡng mộ đối với tấm lòng yêu nước của ông đã dẫn đến một phong trào quần chúng trên toàn quốc tổ chức đám tang Phan Châu Trinh.

Ngày 4-4-1926, tại Sài Gòn, đám tang được tổ chức với 14 vạn người tham dự do các nhóm chính trị như Đảng Thanh niên, Đảng Lập hiến chủ trương. Các cuộc lễ truy điệu Phan Châu Trinh cũng được tổ chức trọng thể tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Từ trong sự kiện này, tinh thần yêu nước của quần chúng được thức tỉnh, đặc biệt là các tầng lớp thanh niên, trí thức hướng tới những tổ chức cách mạng tiên tiến đang hình thành.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 106.

0