18/06/2018, 11:47

14-7-1925 :Thành lập Hội Phục Việt.

Vào đúng ngày thực dân Pháp mở hội “Chính trung” (tức là ngày quốc khánh nước Pháp), một số chiến sĩ yêu nước trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt) cùng với Nhóm chính trị Phạm Trung Kỳ (như Lê Văn Huân, Tú Kiên…) đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) ...


Vào đúng ngày thực dân Pháp mở hội “Chính trung” (tức là ngày quốc khánh nước Pháp), một số chiến sĩ yêu nước trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt) cùng với Nhóm chính trị Phạm Trung Kỳ (như Lê Văn Huân, Tú Kiên…) đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt với chủ trương 3 điểm: nghiên cứu tình hình chính trị trong và ngoài nước để quyết định đường lối hòa bình hay bạo động; tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức chính trị người Việt Nam ở Xiêm và Trung Quốc; kết nạp thêm hội viên.

Vào đúng ngày thực dân Pháp mở hội “Chính trung” (tức là ngày quốc khánh nước Pháp), một số chiến sĩ yêu nước trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt) cùng với Nhóm chính trị Phạm Trung Kỳ (như Lê Văn Huân, Tú Kiên…) đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt với chủ trương 3 điểm: nghiên cứu tình hình chính trị trong và ngoài nước để quyết định đường lối hòa bình hay bạo động; tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức chính trị người Việt Nam ở Xiêm và Trung Quốc; kết nạp thêm hội viên.

Sau khi thành lập, Hội Phục Việt tìm cách mở rộng hoạt động và kết nạp hội viên mở rộng hoạt động và kết nạp hội viên ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Nhưng sau vụ các hội viên Bắc Kỳ và Trung Kỳ (nhóm Tôn Quang Phiệt), nhân vụ án Phan Bội Châu rải truyền đơn (5-12-1925) đặt biệt là những truyền đơn kêu gọi bạo động, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Để bảo vệ lực lượng, nhóm Phục Việt ở Trung Kỳ đổi tên thành Hưng Nam. Giữa năm 1926, tổ chức này đã cử người, trong đó có Trần Phú qua Quảng Châu liên lạc với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện nên ngày càng có khuynh hướng cộng sản. Trong khi đó, ở trong nước, Hưng Nam ngày càng chuyển hướng thành một tổ chức cách mạng và lần lược đổi tên thành Việt Nam Cách mệnh đảng, Việt Nam Cách mệnh đồng chí trước khi trở thành Tân Việt.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 93.

0