18/06/2018, 13:15

VƯƠNG BĂNG (710 ? – 804)

Vương Băng, tự Khải Huyền Tử, nhà y học đời Đường,không rõ nguyên quán, sinh sống khởng từ niên hiệu Đường Cảnh Vân (710) đến Đường Trinh Quán (804). Theo lời truyền rằng ông đã từng nhận chức Thái bộc lệnh, cho nên hậu thế ông là Vương Thái bộc. Tuổi thanh niên, ông mê thích y học, tìm học đạo ...

 Vương Băng, tự Khải Huyền Tử, nhà y học đời Đường,không rõ nguyên quán, sinh sống khởng từ niên hiệu Đường Cảnh Vân (710) đến Đường Trinh Quán (804). Theo lời truyền rằng ông đã từng nhận chức Thái bộc lệnh, cho nên hậu thế ông là Vương Thái bộc.

Tuổi thanh niên, ông mê thích y học, tìm học đạo Duỡng sinh. Đối với sách ‘Tố Vấn, Hoàng Đế Nội Kinh’, ông ra công nghiên cứu sâu và càng nhận thức rằng bộ sách này chính xác, là ‘chí đạo chi tông, phụng sinh chi thỉ’ (đường lối cao nhất trước nhất trong việc lo sự sống của con người), là sách vở căn bản nhất để học y. Nhưng mà ‘Tố Vấn’ đương thời là một truyền bản có nhiều sai sót, quyển thứ 7 trong 9 quyển đã thất lạc, số còn lại thì các chương mục trùng lắp, trước sau lẫn lộn, nghĩa lý  không thông. Thấy thế, ông lấy làm tiếc, bỏ 2 năm công sức để tiến hành chỉnh lý, bước đầu tìm phân biệt

các yếu lĩnh của sách, sau đó tìm được một bộ sách văn tự sáng sủa trong tủ sách của vị lão sư họ Quách, nội dung sách ‘Trương Công Bí Bản’ này đã hoàn bị lại có ngành thớ, vì thế ông căn cứ nơi sách này mà bổ sung, đính chính, đồng thời viết lại và chú thích, tăng bổ quyển 7, cộng chung là 81 thiên, 24 quyển, đó là bộ ‘Tố Vấn’ hiện còn lưu truyền đến ngày nay.

Lời chú thích ‘Tố Vấn’ của Vương Băng thuộc tầm cỡ cao siêu chứng tỏ rằng ông chẳng những là một y học lý luận gia, mà cũng là một lâm sàng gia giàu kinh nghiệm. Về mặt biện chứng và triï liệu, ông đều có luận thuật rõ ràng, thí dụ như: về phương diện trị liệu, ông chủ trương căn cứ nơi tính chất của bệnh tật, sẽ dùng phép tắc không giống nhau; nếu chứng bệnh là ‘dương hư vô hỏa’ thì nên ‘ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu âm ế’; nếu chứng là ‘âm hư vô thủy’ thì nên ‘tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang’. Lời ông luận thuật như trên đã thành danh ngôn của Trung y học, ảnh hưởng rất lớn đến ngành Trung y trị liệu, có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn lâm sàng rất cao, đến ngày nay vẫn được y giới ưa thích.

Đối với học thuyết ‘Vận khí’, ông xem trọng việc nghiên cứu học thuyết này, chẳng những đem bổ sung vào quyển 7 đã thất lạc, mà còn chú thích rất đầy đủ rõ ràng.

Để tường thuật học thuyết khí một cách có hệ thống, ông còn viết các sách ‘Chiêu Minh Ẩn Chỉ’

0