18/06/2018, 13:15

UẨN THỤ GIÁC (1878 - 1935)

Uẩn Thụ Giác, tự Thiết Tiều, biệt danh Lãnh Phong, Tiêu Mộc, người Giang Tô, Võ Tiến, thầy thuốc trứ danh, thuộc nhóm lãnh đạo Trung y cách tân. Cha ông, Uẩn Chiếu Ma, là một vị quan nhỏ nhiệm chức ở Chiết Giang, Thai Châu (nay là Lâm Hải). Ông ra đời ở đây. Khi ông được năm, sáu tuổi, cha mẹ nối ...

 Uẩn Thụ Giác, tự Thiết Tiều, biệt danh Lãnh Phong, Tiêu Mộc, người Giang Tô, Võ Tiến, thầy thuốc trứ danh, thuộc nhóm lãnh đạo Trung y cách tân. Cha ông, Uẩn Chiếu Ma, là một vị quan nhỏ nhiệm chức ở Chiết Giang, Thai Châu (nay là Lâm Hải). Ông ra đời ở đây. Khi ông được năm, sáu tuổi, cha mẹ nối nhau bệnh mất; họ hàng đưa ông về Giang Tô, Võ Tiến, giao cho ông lão ở Mạnh Hà nuôi dưỡng. Mồ côi, nghèo khó nhung ông học rất cần mẫn, năm 16 tuổi đỗ Tú tài, năm 26 tuổi thi đỗ vào học trường công Nam Dương, tốt nghiệp ưu hạng khi ra trường. Ông chuyên học ngoại ngữ, văn học, thông hiểu từ chương, thi phú. Ông có dạy học ở Trường Sa, sau được mời làm chủ biên ‘Tiểu Thuyết Nguyệt Báo’ ở Thương vụ ấn thư quán tại Thương Hải. Ông nổi tiếng trong công việc phiên dịch tiểu thuyết Tây dương (các nước ở phương Tây). Văn phong của ông cao nhã, được giới văn học xem trọng. Quyển tiểu thuyết thứ nhất của Lỗ Tấn ‘Hoài cựu' được chính ông phát hiện, nêu ra đầu tiên trên ‘Tiểu Thuyết Nguyệt Báo’, cho nên có người khen ông là ‘phát hiện Lỗ Tấn tiên sinh đích Bá Nhạc’ (Bá Nhạc: người đời Xuân Thu có tài xem tướng ngựa; tương truyền ngựa giỏi thấy Bá Nhạc thì hí lên). Thuở nhỏ ông gầy yếu, nhiều bệnh. Sau tuổi trung niên, mấy đứa con trai gái nối nhau chết sớm; ông phẫn chí nghiên cứu y thuật, từng tìm học với danh y về bệnh thương hàn là Uông Liên Thạch, lại giao thiệp với danh y đương thời là Đinh Cam Nhân, cho nên y thuật của ông tăng tiến rất nhanh. Về sau, người đồng hương của ông là Tạ Lợi Hằng, cũng là đồng sự ở Thương vụ ấn thư quán, vào giờ rảnh của nghề biên tập, treo bảng hành y. Ông thấy vậy rất khen bạn và cũng noi gương hành nghề.  Không lâu, ông cũng nổi tiếng danh y. Giáo sư đại học Chuộng Thái Viêm cũng rất kính trọng ông, thân hữu có bệnh, Chương giáo sư đều giới thiệu đến cho ông chẩn trị và từng khen y thuật của ông, nói: ‘Họ Uẩn xưa có tên Nam Điền ở môn họa, tên Tử Cư ở môn văn, nay được tên Thiết Tiều ở môn y, có thể gọi là ‘tam tuyệt vậy'. Khi ông hành nghề y, gặp đúng lúc có tư trào ‘một số người khuấy lên chủ nghĩa dân tộc hư vô’ vu miệt Trung y là không khoa học, chủ trương thủ tiêu Trung y. Thời ấy Dư Vân Tụ từng viết ‘Linh Tố Thương Đoài’ công kích mạnh Trung y. Ông đọc thấy, hết sức tức giận, cũng viết ‘Quần Kinh Kiến Trí Lục’ phản bác. Năm 1983, Trung y quốc y quán đương thời muốn lấy tên bệnh của Tây y làm chuẩn tắc, thủ tiêu tên bệnh của Trung y, ông viết bài cực lực phản đối. Giới Trung y cũng rầm rộ hưởng ứng, 'vấn đề này mới bãi bỏ. Để phát triển sự nghiệp Trung y, ông mở tại ngụ sở của mình một Trung y hàm thụ học hiệu. Xa gần trong toàn quốc ghi danh học có hơn ngàn người. Việc này là một ‘thịnh sự’ đương thời.  Ông chủ trương Tây y kết hợp, nhung kiên trì lấy Trung y làm gốc. Ông cực lực giữ gìn bênh vực y học thuật, đồng thời chủ trương hấp thu cái hay của Tây y để bổ trợ Trung y, như thế y mới ‘có giá trị của diễn tiến’. Chủ trương này của ông có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển ngành y dược học Trung Quốc. Cả đời ông siêng viết sách, trên 20 loại, chủ yếu có: ‘Quần Kinh Kiến Trí Lục’, ‘Thương Hàn Luận Nghiên Cứu', ‘Oân Bệnh Minh Lý’, ‘Hoắc Loạn Tân Luận’, ‘Sinh Lý Tân Ngữ, ‘Bảo Xích Tân Thư’, ‘Phụ Khoa Đại Lược’, ‘Dược Am Y Aùn’. Về sau, các đệ tử của ông biên tập thành ‘Dược Am Y Học Tùng Thư’. Ông mất năm 1935, hưởng thọ 57 tuổi.

0