18/06/2018, 13:15

VƯƠNG LUÂN (1460 – 1537)

Vương Luân, tự Nhữ Ngôn, hiệu Tiết Trai, người đời Minh, Từ Khê (nay là Chiết Giang, Ninh Ba, Từ Thành). Ông làm quan đời Minh kiêm y gia. Tuổi nhỏ, ông học khoa cử; năm 1484 thi đỗ tiến sĩ bước vào đường quan lại, trải nhận các chức Lễ bộ Lang trung, tham chính Quảng Đông, Bố chính xứ Hồ Quảng, ...

 Vương Luân, tự Nhữ Ngôn, hiệu Tiết Trai, người đời Minh, Từ Khê (nay là Chiết Giang, Ninh Ba, Từ Thành). Ông làm quan đời Minh kiêm y gia. Tuổi nhỏ, ông học khoa cử; năm 1484 thi đỗ tiến sĩ bước vào đường quan lại, trải nhận các chức Lễ bộ Lang trung, tham chính Quảng Đông, Bố chính xứ Hồ Quảng, Quảng Tây. Các năm 1506-1521, nhận chức Phó ĐÔ ngự sử Tuần phủ Hồ Quảng. Hồi tuổi trẻ, vì thấy cha bệnh ông chuyện tâm nghiên cứu y học trở thành người nổi tiếng về y học. Về sau, trong đời làm quan, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu ngành y, đồng thời trị bệnh cho người. Theo lời truyền, ông ‘sáng nghe dân kiện tụng, chiều trị bệnh cho dân, luôn được hiệu nghiệm’. Tuổi già, ông có viết các sách ‘Minh Y Tạp Trứ’ và ‘Bản Thảo Tập Yếu.  Y thuật của ông theo tông phái Chu Đan Khê, gồm thêm sở trường của quần chúng, luận bệnh định phương (thuốc), không trái xưa, cũng không quá theo xưa. Ông nhận xét rằng, lý luận căn bản của y học Trung Quốc là gốc ở ‘Nội kinh’, Trương Trọng Cảnh, Lý Đông Viên, Lưu Hà Gian, Chu Đan Khê các nhà đều dựa trên cơ sở ,Nội kinh’ mà phát huy, từ đó phong phú hóa và phát triển lý luận y học của Tổ Quốc. Vì vậy, học y trước tiên phải nghiên cứu kỹ ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khu’, rồi sau lại thu nhặt cái hay của các y gia, mới có thể nắm vững đuốc chỗ tinh mật của y học, công tác chỉ đạo thực tiễn lâm sàng càng tốt hơn. Nói đến các sách của bốn nhà Trường, Lý, Lưu. Chu, không phải để phân biệt ưu liệt, mà là nhà nào cũng có phát minh nên học. Cho nên, ở mặt trị bệnh lâm sàng, ông chủ trương ‘ngoại cảm theo Trọng Cảnh, nội thương theo Đông Viên, nhiệt bệnh học Hà Gian, tạp bệnh học Đan Khê’, đồng thời phải thông suốt ‘Nội kinh’, mới kể được là đã nắm vững toàn diện lý luận của Trung y. Trong học thuyết của bốn nhà, ông đặc biệt sùng thượng các học của Chu Đan Khê.

Họ Chu dùng kinh nghiệm về khí, huyết, đàm, luận trị tạp bệnh, có ảnh hưởng rất lớn đối với ông, cho nên ông trị bệnh dùng thuốc phần lớn theo Đan Khê, mà ở mặt lý luận và chế biến thuốc, trên cơ sở của Đan Khê, còn ở chỗ biến hóa và phát triển.

Sách ‘Minh Y Tạp Trứ’, gồm 6 quyển là tổng kết sự nghiên cứu lý luận y học và kinh nghiệm lâm sàng của Vương Luân. Rất nhiều luận thuật gạn lọc trong sách đến ngày nay vẫn được người ta dẫn dụng. ‘Bản Thảo Tập Yếu gồm 8 quyển là ông thu nhặt bản thảo đời xưa, dược phẩm thường dùng, tham khảo các sách của riêng Trọng Cảnh, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê, lược bớt phần tồn tạp, chọn lấy phần tinh yếu mà biên soạn thành. Lý luận y học của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với y học giới đời Minh. Đồng thời, một thầy tăng tên Nguyệt Hồ, người Nhật, đến lưu học ở Trung Quốc, trong quyển sách ‘Loại Chứng Biện Dị’ của mình (gồm 9 tập) đã có dẫn dụng phần lớn luận thuật của Vương Luân.

0