18/06/2018, 13:15

TRƯƠNG CHÍ THÔNG

Trương Chí Thông, tự Ẩn Am, biệt hiệu Tây Lăng ẩn Am đạo nhân, người đời Thanh, Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu), y gia trứ danh cuối đời Minh, đầu đời Thanh. ông là con nhà y học. Tuổi nhỏ mất cha, khi trưởng thành ông theo học y với Trương Toại Thần (tự Khanh Tử), danh y, ở cùng địa ...

 Trương Chí Thông, tự Ẩn Am, biệt hiệu Tây Lăng ẩn Am đạo nhân, người đời Thanh, Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu), y gia trứ danh cuối đời Minh, đầu đời Thanh. ông là con nhà y học. Tuổi nhỏ mất cha, khi trưởng thành ông theo học y với Trương Toại Thần (tự Khanh Tử), danh y, ở cùng địa phương chuyên về bệnh thương hàn. Ông đọc hết sách y của ông cha để lại, ra công nghiên cứu ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khư' và sách của Trọng Cảnh, đến tuổi già chưa từng lười học; lãnh hội được chỗ tinh mật của y học, gặp bệnh chẩn trị, nhiều lần trị khỏi bệnh nặng, nổi tiếng trong y giới.

Có một quan Sương đạo bị bệnh bí đường tiểu tiện, các thầy thuốc dùng thuốc ‘giáng lợi’ đều không hiệu nghiệm; có người tiến cử ông, ông cho thuốc thang ‘Bổ Trung Ích Khí’, một thang đã khỏi. Có người hỏi ông tại sao dùng thang ấy. Ông đáp: ‘Đây cũng như nước trong bình, đậy kín nắp bình thì dầu đảo ngược bình cũng không chảy ra giọt nào; giở bỏ nắp bình đi thi nước chảy thông’. Vì vậy mà dùng phép đưa lên, khiến hơi thở thông thì tiểu tiện được nhiều'. Lại một lần ở đất Thiều Khê, ông gặp một người bệnh thũng nước, bụng lớn, da sung phù, uống lâu các thứ như Bát Chính Tán, Ngũ Tử, Ngũ Bì Ẩm, tiểu tiện vẫn từng giọt không thông. Ông nhận xét người này bệnh hư, nhung thuộc loại ‘gốc hư ngọn thực’, ngọn phù nước là vì hơi thở bế ở trong không phát ra được tới dưới, cho nên trước phải dùng phép ‘tân khai khổ, giáng thông lợi phế khí’ (cay để mở hơi thở, đắng để đưa xuống cho thông) trị ngọn, dùng thang 3 vị Tô diệp, Phòng phong, Hạnh nhân sắc uống để ôn phục, cho phát ra ít mồ hôi; uống xong một thang, chưa có phát mồ hôi, đã tiểu tiện như rót nước, bụng trướng đã hết phù lớn; kế đó dùng thang Lục Quân Tử gia giảm để trợ tỳ trị gốc, nửa năm hết bệnh.

Ông cất mấy căn nhà ở phía bắc núi Tư Sơn (nay là Hàng Châu, Ngô Sơn) đề tên Lữ Sơn Dương tụ tập đồng học và đệ tử luận y giảng học, khảo chứng  kinh điển, biện biệt chỗ đúng sai của sách, biên soạn tập thể, bền chí công tác trong vài mười năm. Các sách của ông đều viết tại nơi này, mở màn cho lối nghiên cứu tập thể. Người chung quanh đến bái sư học y rất đông, có hơn vài mươi người. Ông nghiên cứu sâu các sách y cổ điển, như: ‘Nội Kinh’, ‘Thương Hàn Luận’, ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’. Học thuyết trị liệu của ông nghiêm cẩn, viết sách ắt giữ phép tắc xưa ông đã từng bỏ công năm năm cùng với đồng học, đệ tử tại Lữ Sơn Đường nghiên cứu thảo luận ý nghĩa sâu kín của ‘Nội Kinh’, đồng thời soạn thành hai bộ sách ‘Tố Vấn Tập Chú' và ‘Linh Khu Tập Chú'. Do vì ông đã phát huy trí tuệ của tập thể mà chất lượng chú thích của ông tương đối cao, có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu học tập ‘Nội Kinh’. Ông tự xưng là hậu duệ của Trọng Cảnh, đã dùng thời gian 20 năm dài để nghiên cứu ‘Thương Hàn Luận’. Vì ông chịu ảnh hưởng của thầy Trương Toại Thần nên có tư tưởng nồng hậu duy trì cách biện luận xưa, nhận xét rằng ‘Thương Hàn Luận’ không có thác giản, tuyệt không có chỗ sơ hở, cho nên viết sách ‘Thương Hàn Luận Tông Ấn’ để giải rõ cái hay của sách, lại viết ‘Thương Hàn Luận Tập Chú' để biện luận tinh nghĩa của sách. Ông còn viết ‘Bản Thảo Sùng Nguyên’ để phát huy những gì ngươi xưa chưa phát huy. Sách này đượm chú thích rõ sáng, giúp ích rất lớn cho ngươi mới học ‘Bản Thảo Kinh’.

0