18/06/2018, 13:15

TÔN NHẤT KHUÊ (1522 – 1619)

Tôn Nhất Khuê, tự Văn Viên, hiệu Đông Tú, lại hiệu Sinh Sinh Tử, người đời Minh, Hưu Ninh (nay là An Huy, Hưu Ninh). Tổ tiên của ông là Nho gia. Cha của ông thi đỗ tú tài. Ông lớn lên học khoa cử. Năm 20 tuổi, ông đi nuôi người anh cả ở Quát Thương (nay là Chiết Giang, Lệ Thủy), dọc đường gặp ...

 Tôn Nhất Khuê, tự Văn Viên, hiệu Đông Tú, lại hiệu  Sinh Sinh Tử, người đời Minh, Hưu Ninh (nay là An Huy, Hưu Ninh). Tổ tiên của ông là Nho gia. Cha của ông thi đỗ tú tài. Ông lớn lên học khoa cử. Năm 20 tuổi, ông đi nuôi người anh cả ở Quát Thương (nay là Chiết Giang, Lệ Thủy), dọc đường gặp một đạo sĩ già Lão này rất mến chuộng ông, dạy y thuật cho ông; ông đem dùng thử, thấy rất hiệu nghiệm. Khi trở về nhà, ông xin được cha đồng ý, bỏ học khoa cử, chuyên học y. Và ông lấy các sách ‘Tố Vấn’, Hình Khu, ‘Thương hàn luận’ và sách vở của các y gia, đóng cửa ngồi ở nhà học ba năm liền; sau đó mới châu du khắp nơi, đi đến đâu cũng đều nhún nhường thỉnh giáo với các danh y. Y thuật của ông nhờ đó mà tiến bộ nhanh, trị bệnh cho người rất hiệu nghiệm, nổi tiếng danh y ở đời.

Ông soạn rất nhiều sách, viết bộ ‘Xích Thủy Huyền Châu’ 30 quyển, ‘Y Chỉ Tự Dư’ 2 quyển, ‘Y án’ 5 quyển và ‘Đậu Chẩn Tâm Ấn’ 2 quyển. Trong bộ ‘Xích Thủy Huyền Châu’, ông sưu tập danh ngôn của tiên triết, kết hợp với tư liệu nghiên cứu tâm đắc của mình trong 30 năm và kinh nghiệm lâm sàng biên soạn ra. Nguyên bộ sách có 70 môn, mỗi môn lại chia ra điều, như ‘phong môn’ có thương phong, chân trúng phong, án phi (trái đạn?) phân biệt, Về ’hàn môn’ thì có: trúng hàn, ố hàn hai thứ khác nhau. ý chỉ chủ yếu là xác minh bệnh chứng, cho nên đặc biệt chú trọng tám chữ ‘hàn, nhiệt, hư, thực, biểu, lý, khí, huyết’, đối với việc gọi tên lẫn lộn các bệnh chứng xưa nay, biện biệt rõ ràng. Bộ ‘Y Chỉ Tự Dư’ phát huy được lý luận y học; đối với ‘mệnh môn, tam tiêu, hỏa, khí’... đều có kiến giải cá nhân soạn giả; đối với các bệnh ‘điên, cuồng, động kinh’, đều có phân biệt phép trị liệu khác nhau. Ông nhận xét rằng y gia các đời đều eo cống hiến lớn cho sự phát triển y học của tổ quốc, người học y ắt phải thu nhặt sở trường của họ. Phương pháp trị liệu như thế của ông đáng được hậu thế noi gương. Ông mất năm 1619, hưởng thọ 97 tuổi.

0